Có nên nhổ răng khôn bị sâu không?

Răng khôn là chiếc răng mọc lên sau cùng và nằm sâu bên trong cung hàm. Nơi mọc răng khôn là khu vực rất dễ giắt thức ăn và khó vệ sinh sạch sẽ nên chúng thường có nguy cơ bị sâu cao hơn những răng khác. Vậy khi răng khôn bị sâu nên làm gì? Răng khôn bị sâu có nên nhổ? Cùng Westway tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là chiếc răng hàm lớn số 3 mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25 tuổi hoặc có thể trễ hơn. Răng khôn bị sâu là tình trạng khá phổ biến bởi là do chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm nên rất khó vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Hơn nữa, nó mọc khi xương hàm đã ngừng tăng trưởng, các răng khác đã lấp đầy cung hàm nên không thể trồi lên như bình thường, răng khôn sẽ mọc ngang, mọc kẹt… Do cách mọc dị thường, tạo khe hở với nướu hoặc với răng số 7, thức ăn dễ mắc kẹt lại và không được làm sạch nên dẫn đến sâu răng tại chỗ. 

Răng khôn bị sâu là tình trạng khá phổ biến

2. Cách nhận biết khi răng khôn bị sâu

Đau răng: Khi thấy xuất hiện những cơn đau nhức liên tục và ngắt quãng ở vùng răng bên trong cùng dù cho bạn không hề tác động vào răng thì đó có thể là do răng khôn đang bị sâu. 

Răng bị nhạy cảm: Răng khôn bị sâu do vi khuẩn tấn công trở nên rất nhạy cảm, dễ bị đau nhức hoặc ê buốt khi sử dụng thực phẩm nóng lạnh hoặc chua ngọt. 

Một số dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu

Màu sắc răng thay đổi: Dấu hiệu này sẽ dễ quan sát hơn nếu răng khôn bị sâu ở hàm dưới. Thông qua gương bạn có thể nhìn thấy những đốm xám, nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt răng. Đó chính là những vết sâu do vi khuẩn tấn công. 

Hơi thở có mùi: Vi khuẩn sâu răng sẽ hình thành các lỗ trên bề mặt răng khôn. Lúc này thức ăn dễ bị mắc kẹt lại và không được làm sạch. Chính điều này làm sâu răng trở thành ổ vi khuẩn và gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng giao tiếp. 

3. Răng khôn bị sâu gây ra những tác hại gì?

Về bản chất, răng khôn không có vai trò thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai trên cung hàm. Ngược lại, nó còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn diện nếu như mọc ngầm, mọc lệch, mọc xiên… 

Với trường hợp răng khôn bị sâu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tác hại sau:

  • Suy giảm sức khỏe răng miệng

Giai đoạn đầu khi răng mới bắt đầu sâu, sâu răng chỉ tấn công vào lớp men ở bên ngoài răng. Về lâu dài, không phát hiện để chữa trị, vết sâu sẽ bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy – nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh. Lúc này, cơn đau răng càng dữ dội hơn. Nặng nề hơn nguy cơ mất răng ngày càng cao. 

  • Ảnh hưởng không tốt tới hệ thống tiêu hoá

Răng khôn bị sâu gây đau nhức âm ĩ khiến bạn không thể ăn nhai như bình thường. Điều này có thể dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười nhai. Thức ăn khi đưa vào dạ dày nếu chưa được nghiền nát sẽ khiến các cơ quan tiêu hoá làm việc nhiều hơn. Lâu dần sẽ xuất hiện các vấn đề như đau dạ dày, bao tử… 

Răng khôn bị sâu ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa
  • Gây mất ngủ

Những cơn đau nhức răng dữ dội ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn, khiến bạn không thể ngủ ngon giấc. Tình trạng này để càng lâu thì cơ thể càng mệt mỏi, suy nhược… thậm chí có thể thay đổi cả tính cách như cáu gắt, bứt rứt, khó chịu…

  • Tạo tâm lý tự ti trong giao tiếp

Răng khôn bị sâu là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, tạo cảm giác e ngại, mất tự tin cho người bệnh khi giao tiếp. Điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn. 

4. Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?

Nhiều người nghĩ rằng giải pháp tốt nhất để điều trị răng khôn bị sâu chính là nhổ bỏ chiếc răng đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bạn cũng nhổ bỏ răng khôn bị sâu. Bởi nhổ răng thường là giải pháp cuối cùng nếu tình trạng sâu răng đã quá nặng và có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Tùy theo tình trạng răng sâu mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. 

Gel Fluor: Nếu bị sâu răng khôn ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ dùng gel Fluor bôi lên để tăng cường men răng, giúp răng chống lại các axit từ mảng bám và ngăn ngừa sâu răng tiếp tục phát triển. 

Trám răng: Trong trường hợp lỗ sâu đã xuất hiện nhưng sâu răng chưa xâm nhập vào tuỷ, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít lỗ sâu. Trám răng sẽ gây cảm giác hơi ê buốt nên có thể bác sĩ sẽ gây tê cục bộ cho bạn trước khi thực hiện trám. 

Trám răng là một trong những biện pháp giúp khắc phục răng khôn bị sâu

Nạo tủy: Khi sâu răng xâm nhập được vào tuỷ, bác sĩ sẽ tiến hành tạo tuỷ để loại bỏ vết sâu nhằm tránh lây lan sang vùng răng liền kề. Do trong tuỷ chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên phương pháp này có thể gây khó chịu với nhiều người. 

Nhổ bỏ răng: Khi răng bị hư hỏng quá nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng khôn bị sâu để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn hàm. 

5. Các phương pháp nhổ răng khôn bị sâu

  • Nhổ bằng kìm

Đây là dụng cụ chuyên dụng của nha khoa dùng để nhổ răng khôn bị sâu. Sau khi thăm khám, chụp X-quang và gây tê, bác sĩ sẽ đưa mỏ kìm vào bên trong răng và tác động lực để làm cho chân răng gãy, sau đó đưa ra khỏi ổ răng. 

  • Nhổ bằng bẩy

Bẩy có công dụng làm rộng ổ răng và huyệt ổ răng, đồng thời hỗ trợ làm đứt dây chằng khiến cho quy trình nhổ răng được thực hiện một cách thuận lợi hơn. 

Bẩy được dùng trong trường hợp chân răng khôn nằm ngang, bờ xương của ổ răng cao hơn. Trong một số trường hợp, có thể kết hợp cả bẩy và kìm để đưa răng ra ngoài nhanh nhất, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân. 

6. Nhổ răng khôn bị sâu có đau không? 

Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để bạn không có cảm giác đau trong khi nhổ. Sau khi đã nhổ răng và thuốc tê tan dần, bạn có thể sẽ có cảm giác đau buốt ở vị trí vừa nhổ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và kháng sinh cho bạn. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, ăn những thực phẩm mềm lỏng, hạn chế các chất kích thích để đẩy nhanh quá trình lành thương.

Trước khi nhổ răng khôn bị sâu, bác sĩ sẽ gây tê giảm đau cho bệnh nhân

Răng khôn bị sâu không gây nguy hiểm nếu như kịp thời phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, nhiều người hiện vẫn chưa chủ động đi khám khi cảm thấy có dấu hiệu răng khôn bị sâu. Điều này không chỉ tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến các răng kế cận mà còn làm suy giảm sức khỏe, tinh thần. Do đó, nếu phát hiện mọc răng khôn thì bạn nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và đưa lời khuyên phù hợp với tình trạng của mình nhé!

Đọc thêm bài viết khác: Có nên nhổ răng khôn hàm trên không?

 

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU