• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Có nên nhổ răng khôn hàm trên không?

Răng khôn nếu mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Lúc này, nhổ răng khôn là biện pháp duy nhất để ngăn chặn những tác hại đó. Tuy nhiên, nhổ răng khôn có lẽ là điều mà khá nhiều người lo sợ và e ngại liệu rằng nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không? Có nên thực hiện nhổ răng khôn hàm trên không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời. 

1. Răng khôn hàm trên là gì?

Răng khôn hàm trên là chiếc răng cối lớn thứ 3, mọc ở cuối cùng ở cung hàm trên. Răng khôn xuất hiện khi ta bước vào độ tuổi trưởng thành, từ 18 – 25 tuổi hoặc muộn hơn. 

Vai trò của răng khôn là gì? Thực tế răng khôn hầu như không có vai trò gì trên cung hàm, ngược lại nó còn mang đến nhiều phiền toái. Không hỗ trợ chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ nhưng lại gây đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình xuất hiện. Hơn hết, nếu mọc ngầm, mọc kẹt, mọc xiên, răng khôn còn gây nhiều hệ quả không tốt cho sức khỏe.

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm

2. Các biến chứng của răng khôn hàm trên

2.1. Viêm nhiễm, viêm lợi trùm

Do răng khôn hàm trên mọc ở vị trí trong cùng của cung hàm nên gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Khi vệ sinh răng không đảm bảo lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, hôi miệng, sưng đỏ, chảy máu chân răng, viêm lợi trùm…  

2.2. Sâu răng kế cận (răng số 7)

Răng khôn nếu mọc lệch, mọc nghiêng về phía răng số 7 có thể tạo thành khe hở khiến thức ăn bị tích tụ và khó làm sạch, dẫn đến sâu răng hàm kế bên. Răng hàm số 7 bị sâu khiến răng bị yếu đi, lung lay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai thức ăn. 

Răng khôn mọc lệch hàm trên gây hại cho răng số 7, làm răng bị yếu đi và lung lay

2.3. Gây u, nang thân răng

Khi bị nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng kèm túi răng do răng số 8 mọc không hoàn chỉnh sẽ dẫn đến hình thành u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm… Nếu không kịp thời điều trị có khiến xương hàm bị tiêu dần, tăng nguy cơ gãy xương hàm.

2.4. Gây rối loạn cảm giác và phản xạ

Khuôn mặt là vị trí tập trung nhiều dây thần kinh nên nếu răng khôn hàm trên mọc lệch, mọc ngầm có thể xuất hiện tình trạng chèn ép các dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng ở khu vực hàm trên. Đặc biệt còn có thể gây hội chứng giao cảm như đau một bên mặt, phù mặt.

2.5. Xô lệch hàm răng

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thời gian dài có thể dẫn đến sự xô đẩy, chen chúc giữa các răng, làm sai lệch khớp cắn. 

3. Có nên nhổ răng khôn hàm trên không?

Nếu gặp phải những trường hợp dưới đây bạn nên nhổ răng khôn hàm trên: 

  • Răng khôn hàm trên mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, sưng viêm, các răng khác bị xô lệch…
  • Răng khôn hàm trên bị sâu do nằm ở trong cùng, gây trở ngại cho việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Nếu không nhổ bỏ vết sâu có thể lan sang răng kế cận. 
  • Răng khôn hàm trên mọc thẳng, độc lập nhưng không có răng đối diện ăn khớp hoặc có hình dạng bất thường dễ bị viêm nhiễm, sâu răng, viêm nha chu về sau.
  • Trong một số trường hợp chỉnh nha, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhổ răng khôn để tránh ảnh hưởng đến kết quả sau niềng răng. 
Một số trường hợp bệnh nhân nên thực hiện nhổ răng khôn

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng chỉ định nhổ bỏ răng khôn. Răng số 8 có thể được giữ lại nếu: 

  • Răng mọc thẳng như các răng khác, không bị mắc kẹt dưới mô xương hoặc dưới nướu và không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm thì nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
  • Với những người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, rối loạn đông máu, đái tháo đường… thì không nên nhổ răng khôn vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. 

Răng khôn khi được giữ lại cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn răng miệng, gây bệnh răng miệng, ảnh hưởng sức khoẻ tổng thể người bệnh. 

Nếu giữ lại răng khôn thì cần có chế độ vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe răng miệng

4. Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn là một thao tác kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm. Bởi có nhiều trường hợp, răng khôn có chân răng nằm sát vùng dây thần kinh, hoặc chen chúc chân răng số 7 hoặc chân răng khôn có hình dáng dị thường. Nếu bác sĩ tay nghề yếu kém, phạm phải sai lầm khi nhổ răng có thể sẽ gây nhiều vấn đề tiêu cực như: gây ảnh hưởng đến răng số 7, chảy nhiều máu, vết thương lớn và lâu lành thương… nặng nhất có thể gây tổn thương dây thần kinh (xác suất rất nhỏ).

Cần cẩn trọng trong việc lựa chọn nha khoa nhổ răng khôn uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe

Do đó, khi có nhu cầu nhổ răng khôn hàm dưới, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại và phòng khám đảm bảo yếu tố vô trùng để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. 

Sau khi nhổ răng, cần tuân thủ chăm sóc và vệ sinh răng miệng như lời dặn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ khác thường, hãy đến ngay phòng khám nha khoa gần nhất để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không? Hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi, Westway sẽ gửi câu trả lời sớm nhất đến bạn!

>>> Đọc thêm bài viết khác Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU