• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Trồng răng Implant có niềng được không?

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất có tính thẩm mỹ, an toàn và độ bền cao, có thể đến suốt đời nếu được chăm sóc tốt. Trong một số trường hợp, trồng răng Implant được thực hiện trước khi niềng răng để nâng cao hiệu quả chỉnh nha. Vậy, trồng răng Implant có thật sự niềng được không? Khi nào cần áp dụng? Tham khảo bài viết hôm nay để biết thêm thông tin bạn nhé!

1. Trồng răng Implant là gì?

Trồng răng Implant được thực hiện khi người bệnh bị mất một hoặc nhiều chiếc răng, thậm chí là cả hàm. Phương pháp này giúp phục hình chiếc răng đã mất, khôi phục chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Đây cũng là giải pháp trồng răng hiện đại nhất hiện nay, răng Implant hoàn toàn có thể thay thế răng thật bởi có cấu tạo tương tự như răng tự nhiên, bao gồm 3 phần: trụ Implant (chân răng), khớp nối (mão răng) và mão sứ (thân răng).

Khi thực hiện trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành ghép trụ Implant vào trong xương hàm. Sau một khoảng thời gian khi trụ đã tích hợp và ổn định trong xương hàm, bác sĩ tiến hành lắp mão răng bên trên. Sử dụng khớp nối Abutment để gắn chắc chắn răng sứ với trụ Implant đảm bảo độ bền đẹp lâu dài.

Cấy ghép răng Implant phù hợp với mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thời gian mất răng, chỉ cần có đủ sức khỏe. Những trường hợp bị mất răng lâu năm, xương hàm đã có biểu hiện tiêu xương, tụt lợi vẫn có thể trồng răng Implant sau khi ghép xương hàm.

2. Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh các răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Kỹ thuật này sử dụng các khí cụ chỉnh nha có thể là hệ thống mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để dịch chuyển các răng. Chúng giúp hàm răng đều đẹp hơn và tái tạo khớp cắn chuẩn xác.

Niềng răng trong các trường hợp hô, móm, lệch lạc, sai khớp cắn sẽ giúp quá trình ăn nhai thuận lợi. Đồng thờ, tránh được các biến chứng không mong muốn như nghiến răng, các bệnh lý răng miệng sâu răng và viêm nướu… Hiện nay, có nhiều hình thức niềng răng như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự đóng (kim loại và sứ), niềng răng mặt lưỡi và niềng răng trong suốt. Tùy vào mỗi loại chất liệu và hình thức niềng răng đều có những ưu nhược điểm riêng. Để chọn được hình thức niềng răng phù hợp, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra và tư vấn nhé!

3. Trồng răng Implant có niềng được không?

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng trước. Gắn các giá đỡ vào răng, và di chuyển răng vào vị trí mong muốn. Niềng răng phải được thực hiện trước để dịch chuyển răng đến vị trí lý tưởng, đảm bảo chỗ trống cho việc cấy ghép răng. Vì răng thật được hỗ trợ bởi hệ thống dây chằng nha chu thịt nên có thể dịch chuyển bên trong xương hàm nhưng trụ Implant thì không thể vì trụ Implant TiTan được hợp nhất với xương hàm.

Thế nhưng trong một số trường hợp việc cấy ghép răng Implant có thể tiến hành được, không những thế nó còn hỗ trợ việc cho việc niềng răng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Sau đây là một số trường hợp có thể niềng răng sau khi cấy ghép Implant:

  • Trường hợp quá trình niềng răng không ảnh hưởng đến những răng xung quanh và đối diện vị trí lắp trụ Implant. Miễn là trụ implant được lắp đặt vào đúng vị trí, nha sĩ có thể di chuyển các răng xung quanh bằng cách sử dụng niềng răng mắc cài cố định hoặc niềng răng trong suốt. Ví dụ: Nếu bạn chỉ niềng răng ở răng cửa nhưng bị thiếu một răng hàm, thì răng hàm đó có thể được thay thế bằng cấy ghép trước khi điều trị chỉnh nha bắt đầu. 
  • Trường hợp khác, Implant nha khoa đóng vai trò như một điểm neo để có thể tác động các lực thích hợp vào định vị lại răng khi cần thiết, bệnh nhân có thể sẽ được cấy ghép Implant trước khi niềng răng để mang lại kết quả tối ưu hơn.

4. Những trường hợp không nên niềng sau khi trồng răng Implant

Có một số trường hợp khi đã áp dụng trồng răng Implant thì không nên sử dụng thêm phương pháp niềng răng nữa, cụ thể là:

  • Trường hợp người trồng răng Implant cả hàm: Đối tượng này nên cân nhắc việc niềng răng sau khi cắm trụ. Vì toàn bộ trụ răng trên cung hàm đã được cố định nên việc nắn chỉnh cả hàm có thể làm răng bị sứt mẻ, thậm chí là phải trồng lại răng sứ mới. Hơn nữa, nếu trồng răng Implant cả hàm bác sĩ đã sắp xếp hàm răng đều đặn, thẳng đẹp nên việc niềng răng lúc này là không cần thiết.
  • Trường hợp bệnh nhân bị viêm nha chu quá nặng: Vì một chiếc răng bình thường khỏe mạnh sẽ phát triển ổn định trong xương ổ răng, dây chằng và nướu lợi. Tổ chức này giúp bảo vệ răng tránh những tác động xấu từ bên ngoài, sự tấn công của vi khuẩn và giữ răng chắc chắn trong xương hàm. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm, gây ra tình trạng tụt nướu và tiêu xương ổ răng, làm răng yếu đi. Khi phần xương răng bị tiêu, răng bị yếu đi và phần lợi không còn nơi để bám víu nữa, thì việc niềng răng sẽ không thể thực hiện được nữa.

Chính vì những lý do trên nên việc thăm khám, chụp phim là vô cùng cần thiết để bác sĩ có thể hiểu rõ được tình trạng của bạn để lên phác đồ điều trị thích hợp.

Trồng răng Implant có niềng được không? Điều này còn phụ thuộc tình trạng răng Implant của bạn, tay nghề của bác sĩ thực hiện và công nghệ ứng dụng trong nha khoa. Do đó, hãy đến thăm khám ở địa chỉ nha khoa uy tín để được xác định chính xác sau trồng răng có niềng răng được không và thực hiện niềng răng hiệu quả nhất.

>>> Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất hiện nay, nhưng thay vào đó, chi phí thực hiện rất được quan tâm. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin này với bài viết: Chi phí cấy ghép răng Implant giá bao nhiêu tiền?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU