Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ: mắc cài, dây cung hay khay niềng răng trong suốt để căn chỉnh các răng: móm, thưa, lệch lạc, hô, sai khớp cắn…về đúng vị trí, giúp cho bạn sở hữu hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin hơn.
Tuy nhiên, có nhiều thông tin khác nhau cho răng niềng răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và rất nhiều tác hại khác. Vậy, niềng răng có ảnh hưởng gì không? Tác hại của niềng răng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Niềng răng có ảnh hưởng sức khỏe không?
Để biết niềng răng có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Chúng ta cần nắm được bản chất của niềng răng. Niềng răng thực chất là một phương pháp chỉnh nha an toàn, giúp răng di chuyển về đúng vị trí, đúng khớp cắn trên cung hàm bằng sự hỗ trợ của các khí cụ như: mắc cài, và dây cung hoặc khay niềng trong suốt…
Niềng răng có gây nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: tay nghề bác sĩ và ý thức chăm sóc răng miệng của người niềng răng.
Nếu một trong hai yếu tố này xảy ra, chức năng ăn nhai của răng sẽ bị ảnh hưởng, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải một số bệnh lý liên quan đến răng miệng: răng nhạy cảm, tụt nướu, xương hàm dần bị tiêu, yếu dần đi…
Để không xảy ra những vấn đề đáng tiếc sau niềng răng, bạn cần tìm hiểu, thăm khám và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên niềng răng hay không.
2. Những vấn đề thường gặp phải khi niềng răng
Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ gặp phải những vấn đề cụ thể sau đây:
-
Khó chịu nhẹ:
Việc đeo niềng răng khi mới bắt đầu thường mang đến cho bạn cảm giác khó chịu, nhưng một thời gian sau sẽ giảm dần sau khi đã đeo quen.
Niềng răng sẽ dịch chuyển răng theo hướng bác sĩ căn chỉnh, nên mỗi lần thay dây cung hay siết răng sẽ có cảm thấy khó chịu một chút.
-
Tổn thương niêm mạc:
Sau khi gắn mắc cài và dây cung lên răng, một số trường hợp gây kích thích lên niêm mạc miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Để giảm bớt sự khó chịu do bộ khí cụ niềng răng gây ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng sáp chỉnh nha.
-
Đau hàm:
Đau hàm là tình trạng xảy ra khá phổ biến khi niềng răng. Vì trong quá trình răng di chuyển, hàm cũng phải thay đổi để phù hợp với răng nên có thể gây đau đớn. Tùy vào mức độ đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giúp bạn giảm bớt khó chịu.
-
Khó khăn trong việc ăn uống:
Trong quá trình niềng, nhất là giai đoạn răng di chuyển, khớp hàm có thể sẽ bị lệch, khiến bạn cảm thấy khó khăn khi nhai thức ăn.
Tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng để răng về đúng lại khớp.Lúc này, bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai hoặc nên cắt nhỏ thức ăn để hạn chế dùng lực nhiều hơn.
3. Những tác hại của niềng răng
Mặc dù, niềng răng được đánh giá là giải pháp an toàn; tuy nhiên, bạn vẫn có thể đối mặt với một số rủi ro do niềng răng gây ra, cụ thể là:
-
Sâu răng:
Do có mắc cài, nên răng sẽ dễ dính thức ăn hơn, việc vệ sinh răng cũng bất tiện. Lúc này, bàn chải đánh răng khó có thể vệ sinh các kẽ răng được kỹ lưỡng nên rất dễ bị sâu răng
Vì vậy, khi niềng răng, bạn nên vệ sinh răng kỹ lưỡng theo hướng dẫn chải răng của bác sĩ, ít nhất là 2 lần/ngày, kết hợp cùng việc sử dụng dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng tốt hơn.
-
Mất canxi răng:
Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ xuất hiện các vết trắng đục trên thân răng do vi khuẩn tấn công răng, gây sâu răng.
Răng bị sâu sẽ làm mất các khoáng chất có trong men răng, đặc biệt là canxi, sẽ làm răng yếu dần đi, răng dễ bị gãy, vỡ… khi gặp phải chấn thương mạnh.
-
Phản ứng dị ứng:
Khi niềng răng, bạn bắt buộc phải đeo một số khí cụ cần thiết: mắc cài, dây cung, dây thun…
Một số khí cụ như dây thun (làm bằng cao su và mắc cài (làm bằng kim loại) có thể sẽ gây kích ứng với một số khách hàng bị dị ứng với kim loại.
Vì thế, trước khi niềng răng, nếu bạn có vấn đề dị ứng kim loại cần thông báo với bác sĩ để bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn sử dụng loại sản phẩm khác thay thế.
-
Tiêu chân răng:
Niềng răng còn có nguy cơ tiêu chân răng, chân răng ngắn lại trong khoảng thời gian niềng răng. Nguyên nhân là do bác sĩ sử dụng lực siết quá mức, không được kiểm soát.
Tiêu chân răng sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng vì chỉ bị tiêu một phần nhỏ.
Để hạn chế tình trạng tiêu cương, bạn nên niềng răng tại Nha Khoa uy tín, bác sĩ có kiến thức chuyên sâu về niềng để tránh xảy ra tình trạng này.
-
Cứng liền khớp:
Đây là tình trạng rất hiếm gặp khi niềng răng, do chân răng tích hợp vào xương.
Nếu xảy ra tình trạng này, sẽ khiến răng không thể dịch chuyển khi bạn đang niềng răng, kết quả là gây hở các kẽ răng.
Biến chứng này rất khó dự đoán, chỉ xác định chắc chắn khi chụp X quang kiểm tra răng.
-
Răng về vị trí cũ:
Răng dịch chuyển về vị trí cũ là tình trạng xảy ra phổ biến sau khi tháo niềng. Nguyên nhân chính là do bạn không đeo hàm duy trì thường xuyên, nhất là thời gian mới tháo niềng.
Bạn cần đeo hàm duy trì theo đúng chỉ định của bác sĩ, để đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất.
Sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã có thể cân nhắc phần nào tình trạng răng của mình có nên niềng hay không. Để xác định cụ thể, bạn nên đến Nha khoa thăm khám, để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Hiện nay, không khó để tìm cho mình một Nha Khoa niềng răng. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn cho mình một Nha khoa uy tín, để hạn chế những tác hại của niềng răng gây ra. Đồng thời, bạn nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và thông báo những dấu hiệu bất thường trong quá trình niềng răng để có những xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tham khảo thêm bài viết: Niềng răng có đau không? Bao lâu mới hết đau? Cách giảm đau khi niềng răng