Hiện nay, tình trạng răng ố vàng rất phổ biến và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, vấn đề này có thể được khắc phục một cách hiệu quả, nhanh chóng và an toàn bằng phương pháp tẩy trắng răng.
1. Các nguyên nhân khiến răng vàng ố
Tình trạng răng ố vàng ban đầu sẽ khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin. Nếu kéo dài, khoang miệng có thể xuất hiện mùi hôi và rất dễ phát sinh những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Để khắc phục hiệu quả được tình trạng này, trước hết cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.
Tình trạng răng ố vàng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do cả chủ quan và khách quan như:
- Trẻ em đang trưởng thành hoặc trong thời kỳ hình thành răng uống nhiều kháng sinh
- Phụ nữ dùng Tetracyclin sau tháng thứ tư của thai kỳ hoặc trong thời gian cho con bú có thể gây ra răng vàng tự nhiên ở trẻ
- Sử dụng nước súc miệng có nồng độ Chlorhexidine cao
- Sử dụng thuốc trị mụn Minocycline
- Người có tiền sử làm hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu mặt cổ
- Tiêu thụ quá nhiều Fluoride
- Răng tự nhiên bị vàng theo tuổi tác và men răng bị mòn đi
- Do thói quen hút thuốc lá và sử dụng các sản phẩm chứa Nicotine
- Thường xuyên ăn uống các thực phẩm, đồ uống tối màu như rượu vang đỏ, coca, nước sốt đậm đặc trong các món ăn, một số loại trái cây như nho, việt quất, lựu,…
- Sử dụng nhiều thực phẩm và đồ uống có tính axit cao cũng khiến men răng bị mòn dần và dễ bị đổ màu vàng hơn
- Chấn thương cấp tính cho răng có thể làm nứt men răng, làm lộ ngà răng màu vàng
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác mà chúng ta còn chưa xác định chắc chắn được.
Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và tính chất men răng của mỗi người mà mức độ răng bị ố vàng bởi những yếu tố trên sẽ không giống nhau.
2. Trường hợp nào nên và không nên tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp như:
- Men răng bệnh nhân còn khỏe mạnh, không hoặc ít bị mài mòn.
- Tình trạng răng miệng bệnh nhân tốt, không có dấu hiệu bệnh lý.
- Những người trên 18 tuổi và cấu trúc xương hàm đã hoàn chỉnh, không có sự thay đổi.
- Những người không quá già và không mắc các bệnh mạn tính ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không nên tẩy trắng răng nếu như:
- Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc tẩy
- Những người mắc bệnh lý về răng miệng: viêm lợi, hở cổ chân răng, mòn răng cơ học lộ ngà răng.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vì hóa chất trong thuốc tẩy trắng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Trẻ em dưới 16 tuổi vì nhóm đối tượng này dễ kích ứng tủy
- Người quá già, có bệnh mãn tính vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn cần trực tiếp đến nha khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra bởi những bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra, tư vấn xem bạn có thích hợp để thực hiện tẩy trắng không.
3. Răng vàng có tẩy trắng được không?
Việc tẩy trắng răng có thể khắc phục hiệu quả tình trạng răng vàng ố. Hiện nay, có 2 cách thức tẩy trắng răng bao gồm: tẩy trắng răng tại phòng khám và tẩy trắng răng tại nhà. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng răng ố vàng cũng như nhu cầu của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định thực hiện phương pháp phù hợp.
3.1. Tẩy trắng răng bằng Laser tại phòng khám
Tẩy trắng răng tại phòng khám là phương pháp ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình điều trị cho bệnh nhân. Đầu tiên, bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tổng quát để xác định tình hình răng miệng của bệnh nhân có đảm bảo để tẩy trắng hay không, kiểm tra màu răng hiện tại, vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng (nếu cần thiết) để nâng cao hiệu quả tẩy trắng.
Sau đó, bác sĩ hoặc phụ tá sẽ dùng banh môi, bông gòn… để cách ly thuốc tẩy với môi, má và nướu răng để tránh làm bỏng các bộ phận này. Tiếp đến, bôi gel tẩy trắng lên răng và chiếu ánh sáng Laser xanh lên bề mặt răng bị ố vàng. Thời gian chiếu đèn trong khoảng 1 giờ. Trong thời gian này, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra và điều chỉnh ánh sáng đèn để khách hàng không bị ê buốt răng và đạt hiệu quả tẩy trắng tốt nhất.
Cơ chế tẩy răng ố vàng dưới tác động của ánh sáng xanh là gel tẩy trắng sẽ thẩm thấu nhanh chóng vào ngà răng, phá vỡ các liên kết màu khiến răng bị vàng. Bên cạnh đó, ánh sáng Laser còn có tác dụng kích thích các mô nướu răng trở nên chắc hơn mà không gây ảnh hưởng đến răng hay các mô xung quanh.
Tuy nhiên sau quá trình tẩy trắng bằng cách này, bạn sẽ có thể sẽ cảm thấy răng ê buốt trong vài giờ đến vài ngày. Do đó cần kiêng ăn uống đồ quá nóng, lạnh, thực phẩm sậm màu trong 1 – 2 tuần, tùy theo tình trạng ê buốt. Ngoài ra, để duy trì màu răng sau khi tẩy trắng được lâu hơn, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày thật kỹ lưỡng và khoa học.
3.2. Tẩy trắng răng tại nhà
So với việc tẩy trắng răng tại phòng khám, việc tẩy răng ố vàng tại nhà sẽ mất nhiều thời gian hơn và cần duy trì từ 7 – 10 ngày, mỗi ngày cần đeo khay khoảng 3 – 4 giờ. Cho nên khi tẩy trắng tại nhà, khách hàng cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả tối đa.
Với phương pháp tẩy răng ố vàng tại nhà, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra mức độ màu hiện tại của răng để kê thuốc; sau đó lấy dấu răng và làm máng đeo tẩy trắng phù hợp với form răng của mỗi người. Khi bàn giao các sản phẩm, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách sử dụng liều lượng, cách tra thuốc tẩy và máng đeo như thế nào cho đúng cách.
Phương pháp tẩy trắng răng tại nhà có chi phí thấp hơn so với việc thực hiện tại phòng khám. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng hướng dẫn có thể gây tác dụng phụ như viêm nướu, bỏng nướu… do thuốc tẩy trắng gây ra. Cho nên, nếu xảy ra vấn đề bất thường, bạn nên liên hệ ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ ngay.
Răng vàng có tẩy trắng được không? Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, những tình trạng răng vàng ố hoàn toàn có thể cải thiện được, giúp bạn không những tự tin hơn với nụ cười trắng sáng mà còn cho thấy được biểu hiện của một hàm răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, bạn nên đến trực tiếp phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể cho tình trạng răng của mình. Chúc bạn thành công!
>>> Sau khi trám răng rồi có tẩy trắng được không? Nếu có cần thực hiện như thế nào? Có hiệu quả không? Cùng đi tìm câu trả lời với bài viết Răng trám có tẩy trắng được không?