Thẩm mỹ răng sứ là giải pháp phục hình khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên, quy trình bọc răng phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Nếu không sẽ xảy ra những biến chứng không mong muốn và phải tháo răng sứ ra làm lại.
Vậy, việc tháo răng sứ ra làm lại có được không? Tháo răng sứ có đau không? là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!
1. Răng sứ có tháo được không?
Bọc răng sứ là phương pháp tối ưu, giúp khôi phục hình dáng, màu sắc và chức năng ăn nhai của hàm răng khiếm khuyết. Bọc sứ thực hiện bằng cách sử dụng một mão sứ có hình dáng và màu sắc tựa như răng thật để lắp vào cùi răng thật, sau đó cố định lại bằng keo nha khoa để răng chắc chắn và không bị lung lay.
Nhưng không phải ai bọc răng cũng có một kết quả như mong muốn. Một số khách hàng sau khi bọc sứ đã xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng do nha khoa thực hiện không uy tín, thiếu chuyên nghiệp. Lúc này, bệnh nhân bắt buộc phải tháo răng sứ ra để xử lý nhằm tránh những nguy hiểm về sau. Vì thế, việc tháo mão sứ sau khi bọc răng là điều hoàn toàn có thể thực hiện.
2. Những trường hợp nào cần phải tháo răng sứ?
Tất cả những khách hàng bọc răng đều mong muốn sở hữu hàm răng sứ bền đẹp, dài lâu. Tuy nhiên, bạn sẽ buộc phải tháo răng sứ ra để xử lý nếu như gặp phải các vấn đề sau:
- Răng đau nhức kéo dài do quy trình bọc răng không được thực hiện cẩn thận, răng bị mài quá nhiều, gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Khi cấu trúc răng bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn, làm răng va đập trong quá trình ăn nhai gây đau nhức, khó chịu.
- Sau khi bọc răng, nếu mão sứ được làm không đúng kích thước, bọc không khít cùi răng sẽ khiến vi khuẩn tấn công răng thật do thức ăn bị nhồi nhét ở khe hở gây viêm lợi.
- Trường hợp vệ sinh răng miệng chưa tốt, thức ăn bị đọng lại tạo thành mảng bám sẽ làm xuất hiện tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ.
- Trong quá trình ăn uống, việc thường xuyên dùng răng để cắn hoặc nhai thức ăn quá dai, cứng sẽ dẫn đến hiện tượng răng sứ bị bể. Lúc này, bạn sẽ phải tháo mão sứ bị bể ra để thay thế mão răng khác.
3. Tháo răng sứ có đau không?
Mão răng sứ và cùi răng thật được cố định với nhau bằng keo dán nha khoa để giúp răng không bị bung ra, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu phải tháo mão răng để xử lý một số vấn đề về răng miệng thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại ngày nay thì tháo mão răng sứ sẽ không gây đau nhức hay khó chịu; đồng thời, trước khi tháo, bạn cũng sẽ được bác sĩ gây tê tại vị trí răng cần xử lý. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu không may gặp vấn đề với răng sứ và buộc phải tháo răng.
Sau khi tháo, cần lưu ý là nên nhanh chóng lắp lại sứ mới vì cùi răng thật sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc lâu với môi trường bên ngoài.
Khi tháo răng sứ, bạn cần chọn nha khoa uy tín và loại răng sứ phù hợp để thay thế để tránh gây những biến chứng về sau hay phải tháo ra, lắp lại nhiều lần vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
4. Quy trình tháo răng sứ
Quy trình tháo răng sứ cũ được thực hiện đơn giản và nhanh chóng qua các bước sau đây:
Bước 1: Bác sĩ khám tổng quát để xác định cụ thể tình trạng răng bị tổn thương. Khi xác định cần tháo mão răng để xử lý bác sĩ sẽ vệ sinh răng, sau đó tiến hành gây tê để giảm nhức cho khách hàng.
Bước 2: Thực hiện tháo mão sứ cho khách hàng. Dựa vào tình trạng răng cụ thể, bác sĩ sẽ chọn cách tháo răng phù hợp.
- Cách 1: Chia các mão răng sứ trên cung hàm thành từng phần, sau đó cắt và tháo lần lượt từng mão sứ để tránh va chạm và làm tổn thương đến răng thật bên trong.
- Cách 2: Mài thân răng sứ cho nhỏ lại và tháo ra để mão răng không bị vướng vào các răng kế cận và bạn cũng không cảm thấy khó chịu.
Bước 3: Sau khi tháo mão sứ, bác sĩ sẽ vệ sinh, xử lý các vấn đề về răng rồi lấy lại dấu hàm và gửi về phòng labo để chế tác lại mão sứ tương thích với cùi răng thật.
Bước 4: Bác sĩ gắn cùi răng, cân chỉnh lại cho đều. Khi khớp cắn đã chuẩn xác, không còn cộm cấn thì sẽ cố định lại mão răng trên cung hàm bằng keo nha khoa.
Quy trình tháo răng sứ cần được thực hiện tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Nhất là thao tác mài răng vì chỉ một sai sót rất nhỏ cũng sẽ khiến mô răng bị tổn thương, ảnh hưởng đến khớp cắn và việc lắp mão sứ mới. Vì vậy, bạn nên tìm một trung tâm nha khoa uy tín để được tháo răng bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, sử dụng máy móc hiện đại để đảm bảo kết quả an toàn cho sức khỏe răng miệng
5. Những lưu ý khi tháo răng sứ
Sau khi bọc lại răng sứ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để răng sứ luôn được khỏe mạnh và chắc chắn:
- Không ăn đồ ăn quá dai, quá cứng hoặc dùng răng để cắn, mở đồ cứng như nắp chai vì có thể làm mẻ răng sứ. Đồng thời không nên ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh vì khiến răng nhạy cảm hơn.
- Tăng cường ăn thịt cá, trứng, sữa, rau củ quả, trái cây… để bổ sung vitamin và khoáng chất
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ ngày, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc. Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để hỗ trợ làm sạch mảng bám còn sót lại trên răng sau khi đánh răng.
- Theo dõi tình trạng răng miệng bằng cách khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề răng miệng phát sinh
Trước khi làm răng, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về các phòng khám nha khoa uy tín để lựa chọn cho mình một địa chỉ thẩm mỹ răng sứ phù hợp, có bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, răng sứ đạt chất lượng… để tránh những biến chứng có thể xảy ra sau khi làm răng.
Dưới đây là danh sách một số phòng khám làm răng uy tín tại TP hồ Chí Minh bạn có thể tham khảo: Top 10 địa chỉ làm răng sứ tốt nhất TPHCM