• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng sứ bị tụt lợi

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình và thẩm mỹ những khuyết điểm của răng, giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp tự nhiên và cải thiện khả năng ăn nhai trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, một số trường hợp bọc răng sứ xảy ra hiện tượng tụt lợi, làm răng mất thẩm mỹ; đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Vậy, răng sứ bị tụt lợi do nguyên nhân gì? Cách khắc phục như ra sao? Bạn có thể tìm cho mình câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là hiện chân răng lộ ra do phần nướu bị teo lại hoặc do sự di chuyển của lợi về phía chóp răng. 

Khi răng sứ bị tụt lợi, phần thân răng dài hơn sẽ khiến răng mất thẩm mỹ. Ngoài ra đây còn là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt và gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác.

Nếu tình trạng tụt lợi kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ răng lung lay, thậm chí là mất răng thật.

2. Nguyên nhân khiến răng sứ bị tụt lợi

Một số trường hợp sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ xuất hiện tình trạng tụt lợi. Và nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Kỹ thuật bọc răng sứ sai cách: Nếu bác sĩ thực hiện tay nghề yếu, lấy dấu răng chưa chuẩn sẽ dẫn đến sự sai lệch trong quá trình chế tác mão sứ. Khi phục hình, mão sứ không khít với cùi răng thật sẽ khiến thức ăn giắt lại, khó vệ sinh răng. Lâu ngày, vi khuẩn tích tụ gây ra tình trạng tụt lợi và các bệnh lý răng miệng khác.
  • Không điều trị triệt để bệnh răng miệng: Nếu trước khi bọc răng, bác sĩ không kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng, không điều trị bệnh lý mà thực hiện phục hình răng luôn cũng sẽ gây hiện tượng tụt lợi sau khi bọc răng sứ.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Chải răng quá mạnh, chải theo chiều ngang… cũng là nguyên nhân khiến mão sứ bị hở sau một thời gian sử dụng. Khi mão sứ hở, thức ăn bị giắt lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Về lâu ngày gây nên tình trạng tụt lợi. Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn chải lông cứng cũng khiến lợi dễ bị tổn thương, lợi yếu dần cũng sẽ dẫn đến tình trạng răng sứ bị tụt lợi.
  • Chất lượng mão sứ: Nếu sử dụng mão sứ giả, xuất xứ không rõ nguồn gốc sẽ gây kích ứng trong môi trường miệng, gây viêm nhiễm và tụt lợi. Ngoài ra, nếu chọn mão sứ kim loại để làm răng sứ thì sau một thời gian sử dụng, răng sẽ bị xỉn màu, đen viền nướu và có hiện tượng tụt lợi.

3. Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị tụt lợi

Khi răng sứ bị tụt lợi, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Tùy từng mức độ tụt lợi, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết như sau:

  • Nếu răng sứ bị tụt lợi do thực hiện sai kỹ thuật, mão răng không sát khít với cùi răng thì bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra, làm sạch cùi răng, lấy lại dấu mẫu hàm rồi làm lại mão răng chính xác, vừa khít cùi răng.
  • Nếu nguyên nhân tụt lợi do răng mắc phải các bệnh lý như: viêm nướu, viêm nha chu… thì bác sĩ sẽ tháo răng sứ, vệ sinh răng và điều trị bệnh lý dứt điểm, sau đó mới bọc lại răng sứ. 
  • Nếu bạn sử dụng mão răng sứ kim loại, sau một thời gian sẽ bị đen viền nướu, gây ra hiện tượng tụt lợi thì bác sĩ sẽ tháo mão sứ ra và tư vấn cho bạn loại mão sứ cao cấp để đảm bảo độ bền và thời gian sử dụng lâu hơn.

Sau khi xử lý xong tình trạng tụt lợi, bạn nên thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh lặp lại tình trạng đó. Cụ thể là:

  • Đánh răng bằng bàn chải mềm ít nhất 2 lần/ ngày, chải theo chiều dọc, thực hiện nhẹ nhàng
  • Sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, loại bỏ vi khuẩn tích tụ, tránh hiện tượng tụt lợi

Đồng thời nên thực hiện thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời nếu xuất hiện các bệnh lý răng miệng để đảm bảo sức khỏe răng miệng sau khi bọc sứ được tốt nhất.

Việc lựa một địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn rất cần thiết để tránh tình trạng tụt lợi sau khi bọc răng. Nếu không may gặp phải tình trạng này, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục kịp thời, trước khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Nhiều khách hàng gặp phải những biến chứng không mong muốn sau khi bọc răng sứ và phải tháo ra để xử lý. Vậy tháo răng sứ ra có đau không? bạn có thể tham khảo bài viết sau: Răng sứ có tháo được không? Tháo răng sứ có đau không?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU