Phục hình răng sứ là giải pháp giúp cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng khuyết điểm. Tuy nhiên, răng sứ dù cứng chắc nhưng cũng không thể tránh được những tác động không mong muốn trong quá trình sử dụng hoặc chăm sóc răng không đúng cách, gây ra tình trạng: vỡ, mẻ… Khi gặp các trường hợp này thì trám răng sứ có được không? Phương pháp này có đảm bảo an toàn không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân răng sứ bị mẻ
Sau khi thẩm mỹ răng sứ, có nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị vỡ mẻ. Cụ thể là:
- Trong quá trình sử dụng, khách hàng sử dụng lực nhai quá mạnh sẽ khiến răng sứ bị sứt, mẻ. Nhất là những răng đã sử dụng lâu, độ bền của răng có thể đã bị suy giảm. Nếu không biết cách chăm sóc và thường xuyên dùng răng để mở nắp chai, nhai đá, nhai xương… thì răng sứ sẽ rất dễ bị mẻ.
- Bọc răng tại nha khoa không uy tín, sử dụng vật liệu răng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ.
- Răng sứ bị mẻ còn do tay nghề của kỹ thuật viên chế tác răng. Kỹ thuật viên làm răng sứ không được đào tạo bài bản, không nắm được đặc tính riêng biệt của từng loại sứ… thì sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu về độ bền khiến răng sứ bị mẻ trong quá trình sử dụng.
Khi cảm thấy răng không được chắc chắn hoặc có dấu hiệu bị sứt, mẻ. Bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và có hướng giải quyết kịp thời.
2. Răng sứ bị mẻ có trám được không?
Khi thấy răng sứ bị mẻ, vỡ thì có thể hàn, trám lại được không hay phải thay mão sứ mới?
Tùy từng mức độ sứt, mẻ hoặc vỡ của răng sứ mà bác sĩ sẽ có giải pháp xử lý khác nhau.
Nếu răng sứ chỉ bị sứt, mẻ nhỏ, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật hàn, trám để phục hình lại răng sứ. Thông thường, bác sĩ sẽ lựa chọn Composite làm vật liệu để khôi phục lại phần răng sứ bị mẻ nhỏ. Vì Composite có màu tương đồng với răng tự nhiên và răng sứ nên khi trám lên sẽ không làm mất đi sự tự nhiên của răng.
Tuy nhiên, Composite không được bền, có thể bị bong sau một thời gian thực hiện. Nhất là với vị trí răng hàm vì nơi đây thường xuyên tiếp nhận lực cắn và lực nhai lớn thì khi hàn, trám răng sứ bị sứt, mẻ hoặc vỡ sẽ không đảm bảo độ bền lâu dài. Do đó, bác sĩ cũng hạn chế sửa răng sứ ở khu vực này bằng cách hàn trám mà sẽ lựa chọn thay thế một mão răng khác để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tối ưu.
Trường hợp răng sứ bị vỡ miếng lớn, kèm theo hiện tượng đau nhức thì cách tốt nhất là nên thay mão sứ mới. Vì lúc này, thân răng thật đã bị ảnh hưởng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ tháo mão răng giả cũ ra để điều trị và lắp một mão răng sứ khác thay thế.
3. Cách phòng tránh răng sứ bị mẻ
Trám răng sứ không phải phương pháp khắc phục răng mẻ tối ưu còn bọc lại răng sứ sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ cho mỗi lần thực hiện. Không những thế, việc tháo ra, lắp vào mão sứ còn gây ảnh hưởng tới cùi răng thật, dễ bị vi khuẩn tấn công trong quá trình thực hiện.
Vì thế, bạn nên học cách chăm sóc răng sứ sau khi thẩm mỹ răng để bảo vệ răng sứ tránh những tác nhân gây ảnh hưởng tới răng. Cụ thể là:
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm thay đổi màu răng: các loại nước uống như cafe, nước ngọt có ga hay nước sốt có màu, bia rượu,… cũng như những sản phẩm có lượng axit thấp để răng sứ giữ được màu sắc sáng bóng
- Hạn chế tối đa đồ ăn quá cứng, không dùng răng khui nắp chai, nhai xương, nhai đá… để tránh mô răng phải chịu áp lực quá lớn
- Thường xuyên chăm sóc răng miệng để ngăn chặn vi khuẩn tấn công và gây hại men răng, nhờ đó giúp kéo dài thời gian sử dụng răng
- Khám răng sứ định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng
Để răng sứ được bền chắc, sử dụng lâu dài và tránh tình trạng sứt, mẻ răng trong quá trình sử dụng, trước khi bọc răng sứ, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tìm một địa chỉ nha khoa chất lượng, uy tín với chế độ bảo hành rõ ràng để thực hiện thẩm mỹ răng sứ nhé!
Ngoài tình trạng mẻ răng, hiện tượng rớt mão sứ cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện làm răng sứ. Bạn có thể tìm cách khắc phục qua bài viết: Răng sứ bị rớt ra phải làm sao để khắc phục