Vì là răng mọc cuối cùng trên hàm nên 4 chiếc răng khôn thường không đủ không gian để mọc lên dẫn đến nhiều trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc kẹt dưới nướu… Đây chính là nguyên nhân gây đau nhức kéo dài, thậm chí là phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Khi đó, việc nhổ răng khôn càng sớm sẽ càng tốt. Vậy còn đối với răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không? Có gây ảnh hưởng gì không? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời với bài viết hôm nay nhé!
1. Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?
Hầu như các trường hợp mọc răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn. Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời.
Tùy vào từng tình trạng, bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn cụ thể. Sau đây là những trường hợp răng khôn mọc thẳng cần nhổ và không cần phải nhổ mà bạn có thể tham khảo:
1.1. Trường hợp răng khôn mọc thẳng cần phải nhổ
Việc để tình trạng mọc răng khôn lâu dài, không chỉ vừa nguy hiểm đến sức khỏe mà còn vừa tốn kém chi phí điều trị và cả thời gian hồi phục hồi. Nếu răng khôn mọc thẳng của bạn thuộc những trường hợp dưới đây thì bạn cũng cần ghé thăm nha khoa để nhổ bỏ:
- Răng khôn mọc thẳng nhưng cấu tạo thân răng to, có hình dạng bất thường gây nhồi nhét thức ăn. Bên cạnh đó, vị trí cho răng mọc không đủ có thể làm xô lệch răng số 7 bên cạnh, dần dần làm thay đổi cấu trúc của cả cung hàm.
- Gây cản trở khi vệ sinh răng miệng: Cho dù răng mọc gần như hoàn chỉnh mà thức ăn vẫn bị lọt, dắt vào khe răng để lại các mảng bám khó xử lý. Lâu dần có thể dẫn đến viêm nha chu.
- Răng khôn mọc ở vị trí tác động nhiều đến các dây thần kinh: Đây là nguyên nhân, gây đau đầu, đau khớp thái dương hàm… làm sức khỏe giảm sút, chán ăn, người mệt mỏi, choáng váng…
- Không có răng số 8 đối diện: Trường hợp này răng khôn chỉ mọc ở 1 hàm duy nhất, khiến cho khớp cắn tại vị trí này không cân đối làm cho răng khôn có xu hướng trồi dài xuống hàm đối diện. Khi đó, răng khôn gây vướng víu, ăn nhai khó khăn và thậm chí làm lệch hàm.
- Răng số 8 bị sâu vỡ lớn, viêm tủy: Tình trạng này gây khó khăn trong việc điều trị vì bác sĩ khó đưa dụng cụ để tiếp cận được răng này. Ngoài ra, răng số 8 thường có chân cong hoặc chân xoay nên khi chữa tủy khó có thể làm sạch tủy hoàn toàn.
- Nhổ răng khôn mọc thẳng để chỉnh nha: Trong nhiều trường hợp bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉ định nhổ răng số 8 để lấy khoảng trống dịch chuyển răng bởi răng khôn không có chức năng gì đặc biệt trên cung hàm
1.2. Trường hợp răng khôn mọc thẳng không phải nhổ
- Răng khôn mọc thẳng bình thường, không ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của các răng khác, không bị sâu hay mắc kẹt thức ăn
Trong trường hợp này, răng khôn mọc khôn mọc lên có hình trạng giống các răng đã mọc trước đó. Tuy nhiên, dù răng mọc thẳng nhưng bạn vẫn bị đau vì quá trình mọc sẽ phải tách lợi để mọc lên. Và cảm giác đau nhức tùy mức độ và khả năng chịu đau của mỗi người.
Khi răng khôn mọc thẳng và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bạn, không gây hại cũng như để lại các biến chứng thì bạn có thể giữ lại chúng. Điều này cũng đồng thời giúp bạn tránh được cảm giác đau do nhổ răng gây ra.
- Răng khôn mọc thẳng bị lợi trùm
Bạn sẽ cảm thấy đau khi lợi trùm lên răng khôn, nhưng bạn có thể giải quyết vấn đề phiền toái này bằng cách đến nha khoa để cắt lợi trùm. Khi đó, phần lợi sẽ bao quanh chân răng bình thường như các vùng khác, răng sẽ mọc lên bình thường mà không phải nhổ.
2. Nhổ răng khôn mọc thẳng có đau không?
Đây là câu hỏi chung của mọi người trước khi thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, việc nhổ răng khôn mọc thẳng là một ca tiểu phẫu đơn giản. Bác sĩ không cần thực hiện thủ thuật rạch lợi hay cắt răng thành nhiều phần nên răng sẽ được lấy ra một cách dễ dàng.
Thời gian thực hiện quá trình nhổ răng khôn mọc thẳng thường rất nhanh, chỉ khoảng 3 – 5 phút/ca. Vì không gây tác động nhiều để lấy răng ra nên cảm giác đau đớn cũng ít hơn so với răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.
Hơn nữa, trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê phù hợp. Sau khi nhổ răng 1 – 2 giờ, bạn sẽ cảm thấy đau ê vì thuốc tê hết tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn.
Ngoài ra, nhổ răng khôn mọc thẳng thường ít khi gây sưng mặt. Nếu có thì vùng sưng khá nhỏ và nhanh bình thường trở lại.
3. Cách vệ sinh và chăm sóc răng sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, việc vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng. Chăm sóc tốt giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi vết thương cũng như có thể phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những vấn đề cần lưu ý:
- Sau khi nhổ răng, bạn cần cắn chặt gạc để cầm máu. Sau khoảng 30 – 35 phút có thể nhờ y tá thay một chiếc gạc khác để vệ sinh và dễ chịu hơn
- Sau khi nhổ răng xong bạn không nên vận động mạnh, tránh làm máu chảy nhiều hơn và ảnh hưởng đến vết thương
- Tuân thủ lời dặn của bác sĩ và sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo hướng dẫn
- Giữ các thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chải răng 2 lần/ngày và súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, làm sạch vết thương. Cần thực hiện mọi việc một cách nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh, chạm vào vết thương và khiến nó chảy máu.
- Hãy giữ liên lạc với bác sĩ và đi kiểm tra định kỳ để theo dõi và được xử lý kịp thời nếu không may xảy ra các biến chứng nguy hiểm
Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không? Hy vọng bài viết hôm nay có thể giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình, cũng như biết được cách vệ sinh và chăm sóc răng sau khi nhổ răng khôn một cách khoa học nhất. Nếu phát hiện mọc răng khôn, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ kiểm tra cụ thể tình trạng, đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp nhé!
>>> Chúng ta thường có 4 chiếc răng khôn, bao gồm 2 chiếc răng ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới, và việc mọc răng khôn ở mỗi người là không giống nhau. Bạn có thể tham khảo bài viết: Mọc răng khôn hàm trên phải làm sao? để biết cách xử lý khi gặp tình trạng tương tự.