• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Răng khôn là gì? Là răng số mấy? Có mấy cái?

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì quá trình mọc răng khôn thường kèm theo cảm giác đau nhức khiến bạn khó chịu trong thời gian dài. Tùy từng trường hợp, răng khôn có thể mọc thẳng, mọc lệch hoặc mọc ngầm. Vậy, Răng khôn là gì? Răng khôn là răng số mấy? Thường mọc ở vị trí nào? Nắm được những kiến thức cơ bản về răng khôn sẽ giúp bạn xử lý kịp thời khi mọc răng.

1. Răng khôn là gì? Là răng số mấy?

Răng khôn (còn gọi là răng số 8) là những chiếc răng mọc sau cùng của hàm răng. Độ tuổi mọc răng khôn là từ 16 tuổi trở đi.

Răng khôn thường mọc khi xương hàm đã ngừng phát triển. Vì thế, trong quá trình mọc, răng khôn có thể bị kẹt lại dưới mô nướu bởi các răng khác hoặc xương hàm, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc ngầm.

2. Răng khôn có mấy cái?

Mỗi người thường có 32 chiếc răng, gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng tiền hàm, 8 răng hàm và 4 răng khôn.

4 răng khôn sẽ mọc đều đặn ở vị trí trong cùng của cung hàm, 2 răng mọc hàm trên và 2 răng mọc hàm dưới.

Tùy vào tình trạng của mỗi người, có thể sẽ mọc 4 răng, 3 răng, 2 răng, 1 răng hoặc thậm chí không mọc chiếc nào.

3. Biến chứng răng khôn gây ra

Răng khôn mang lại phiền toái cho nhiều người. Nếu răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí, không nghiêng ngả hay đâm vào các răng bên cạnh thì sẽ ít gây đau nhức.

Ngược lại, nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm mà không sớm can thiệp thì sẽ gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm nhiễm

Viêm nhiễm là biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Lúc này, vùng nướu tại vị trí mọc răng khôn có dấu hiệu sưng tấy, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, dễ cáu gắt, có trường hợp nặng còn xảy ra hiện tượng chảy mủ ở vị trí mọc răng khôn.

  • Sâu răng

Tình trạng răng khôn bị sâu diễn ra khá phổ biến, nhất là những răng mọc lệch, mọc ngang. 

Nguyên nhân răng khôn bị sâu là do mọc không đúng vị trí, đè lên răng khác, làm cho thức ăn bị giắt lại giữa các kẽ răng, quanh chân răng mà không được làm sạch khiến vi khuẩn tấn công và gây sâu răng. 

Đồng thời, vị trí mọc răng ở trong cùng nên cũng khó được làm sạch kỹ lưỡng, nên dễ bị sâu hơn những răng còn lại.

  • Ảnh hưởng tới răng kế bên

Trường hợp răng khôn mọc lệch thì nguy cơ gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh rất cao. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm cho chiếc răng số 7 bị hỏng, trường hợp nặng có thể phải nhổ bỏ chiếc răng này. Ngoài ra, răng khôn mọc ngầm có thể gây tổn thương cho xương hàm.

  • Hình thành nang thân răng, u xương hàm

Khi răng khôn mọc lệch mà không xử lý kịp thời sẽ gây nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng kèm với túi răng còn sót khi mọc không hoàn chỉnh, từ đó dẫn đến hình thành u xương hàm như: nang thân răng, K xương hàm… Nếu không điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu dần, tăng nguy cơ bị gãy xương hàm.

  • Rối loạn cảm giác

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể  chèn ép lên các dây thần kinh, làm giảm hoặc mất cảm giác ở môi, da, niêm mạc và cả những răng bên cạnh.

Quá trình mọc răng khôn còn có thể gây phù, đỏ, quanh mắt hay là đau ở một bên mặt…

4. Có nên nhổ răng khôn không?

Không phải tất cả các trường hợp mọc răng khôn đều phải nhổ răng. Để biết tình trạng răng của mình ra sao, cần xử lý như thế nào, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.

Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cần phải nhổ răng khôn khi gặp phải những vấn đề sau:

  • Răng khôn mọc lệch sẽ gây các biến chứng đau, nhiễm trùng, u nang và ảnh hưởng đến những răng lân cận.
  • Thức ăn bị giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh có nguy cơ gây ảnh hưởng đến những răng khác thì phải nhổ răng khôn để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện, làm cho răng khôn bị trồi dài xuống tới hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu của hàm đối diện cũng cần nhổ bỏ.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng hình dạng bất thường, dị dạng sẽ khiến răng bị sâu hoặc viêm nha chu.
  • Bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn trong trường hợp cần niềng răng hoặc làm răng giả. 

Các trường hợp không cần nhổ răng khôn:

  • Những răng khôn mọc bình thường, không gây biến chứng, không bị kẹt giữa mô xương và nướu thì không cần nhổ.
  • Người mắc bệnh lý không kiểm soát ổn định các chỉ số cơ thể: tiểu đường, tim mạch, máu khó đông…
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến dây thần kinh, xoang hàm… mà không thể thực hiện phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.

Xử lý răng khôn là một kỹ thuật khó, yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề, nhiều kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại để đảm bảo quá trình nhổ răng khôn diễn ra an toàn và đảm bảo tốt sức khỏe cho bệnh nhân. Vì thế, khi có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên đến những bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để bác sĩ khám trực tiếp, chụp X-quang, làm xét nghiệm và tư vấn cách xử lý cụ thể, tránh những biến chứng không mong muốn.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về răng khôn thì có thể tham khảo thêm bài viết: Răng khôn có tác dụng gì? Có nên nhổ răng khôn?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU