Mỗi một chiếc răng trên cung hàm đều có những vai trò, chức năng khác nhau. Vậy răng khôn có vai trò hay tác dụng gì không? Có nên nhổ răng khôn không?
Nếu đang tìm hiểu về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây!
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn (răng số 8) là răng cối lớn thứ ba, mọc trong độ tuổi từ 16 đến 30 hoặc có trường hợp mọc muộn hơn. Mỗi người có 4 chiếc răng khôn đều đặn trên 2 hàm răng, cũng có trường hợp mọc không đủ 4 chiếc răng khôn hoặc không mọc chiếc nào.
Răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và xương đã đặc hơn. Thời gian mọc răng khôn kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy vào cơ địa của mỗi người.
2. Răng khôn có tác dụng gì?
Răng khôn mọc muộn hơn các răng khác và phải trải qua quá trình mọc chân răng, răng đủ lớn thì mới bắt đầu nhú lên khỏi lợi.
Có nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, gây cảm giác đau đớn và phiền toái. Vì thế, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng gì về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.
Hầu hết răng khôn đều phải nhổ dù sớm dù muộn. Theo nhiều kết quả điều tra, ước tính có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được giữ lại.
Ngoài ra, mọc răng khôn còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, đau nhức. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài mà không can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến xương xung quanh chiếc răng này và làm xô lệch cả hàm răng còn lại.
3. Có nên nhổ răng khôn không?
Không phải trường hợp mọc răng khôn nào cũng cần nhổ bỏ, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng khôn khi răng mọc lệch chèn ép các răng bên cạnh, gây tổn thương đến xương và các dây thần kinh để tránh những biến chứng nguy hiểm khi răng khôn mọc ngầm gây ra. Cụ thể là:
- Khi răng khôn xuất hiện những biến chứng: sưng viêm, đau nhức răng liên tục… thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để ngăn ngừa sự phát triển hay lây lan sang răng khác.
- Răng mọc lệch gây giắt thức ăn, sâu răng, đau nhức
- Viêm nướu, viêm lợi trùm tại vị trí mọc răng khôn
- Trong quá trình mọc răng, gặp các biến chứng như khít hàm, khó há miệng
- Xuất hiện triệu chứng sốt, sưng, mệt mỏi khi mọc răng
- Xuất hiện tình trạng viêm mô tế bào, có thể chèn ép đường thở gây ra hiện tượng khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm.
Bên cạnh đó cũng có trường hợp mọc răng khôn nhưng không cần nhổ khi:
- Răng mọc bình thường như các răng còn lại trên cung hàm, không bị kẹt giữa mô xương và nướu, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Để giữ lại răng khôn, bạn cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh chiếc răng này kỹ lưỡng, để bảo vệ răng và tránh sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.
- Những bệnh nhân bị mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường mãn tính, bệnh nhân bị máu khó đông… cũng không nên nhổ răng khôn vì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Mọc răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể, nhất là những răng khôn mọc sai lệch vị trí. Vì thế, khi bắt đầu có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên đến bệnh viện thăm khám, chụp X Quang để xác định tình trạng, hướng mọc của răng để có cách khắc phục kịp thời.
Ngoài tác dụng của răng khôn thì thời gian mọc răng khôn cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. bạn có thể tìm hiểu thêm này qua bài viết sau: Răng khôn mọc khi nào?