Về quy trình dán sứ Veneer cũng không quá phức tạp nhưng đòi hỏi ở bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và thật tỉ mỉ. Vậy khi dán sứ Veneer cần thực hiện những công đoạn nào? Cần lưu ý những gì trước và sau khi thực hiện để đảm bảo quá trình dán sứ diễn ra thành công? Với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này.
1. Quy trình dán sứ Veneer diễn ra như thế nào?
Quy trình dán sứ Veneer không tốn nhiều thời gian của khách hàng, chỉ sau 2 – 3 lần hẹn, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày là bạn có thể sở hữu được hàm răng đều màu, trắng sáng. Cụ thể, quy trình dán sứ Veneer được thực hiện như sau:
Bước 1: Thăm khám (chụp X-quang nếu cần) và lên kế hoạch điều trị
Khách hàng khi đến phòng khám sẽ được khám tổng quát răng miệng. Để đảm bảo việc dán sứ thực hiện thuận lợi và chính xác, bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra răng và các khớp cắn răng để xem có phù hợp với việc làm mặt dán sứ veneer hay không. Đồng thời điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi thực hiện dán sứ. Một số trường hợp cần phải chụp Xquang để có nhận định tốt nhất về cấu tạo, tình trạng răng của khách hàng.
Từ kết quả thăm khám, nha sĩ sẽ chẩn đoán, tư vấn về phương pháp khắc phục và những thông tin liên quan để khách hàng được nắm cụ thể.
Bước 2: Vệ sinh răng, gây tê, mài cùi răng, lấy dấu răng
Sau đó, khách hàng sẽ được vệ sinh răng miệng và gây tê để tiến hành mài với một tỷ lệ nhỏ trên bề mặt răng, không tác động đến mặt trong và 2 mặt bên của răng. Tiếp theo, khách hàng sẽ được lấy dấu răng và so màu răng để lựa chọn màu răng sứ phù hợp. Khách hàng cũng có thể yêu cầu màu răng và hình dáng răng mà mình mong muốn.
Sau đó, dấu răng được gửi về phòng chế tác để tiến hành làm răng sứ cho khách hàng. Trong khoảng thời gian chờ đợi này, khách hàng sẽ được gắn răng tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ, không bị trống răng và bảo vệ cùi răng. Răng tạm thời thường được làm từ nhựa cứng.
Bước 3: Thử và gắn tạm răng sứ
Sau khi răng sứ được chế tác xong, khách hàng sẽ đến nha khoa để gắn răng thử để kiểm tra độ khít sát, hình dáng, màu sắc răng sứ. Bên cạnh đó, cảm giác nhai của khách hàng cũng rất quan trọng, nha sĩ sẽ điều chỉnh vị trí răng sứ cho đến khi việc ăn nhai của khách hàng thuận tiện nhất.
Bước 4: Dán sứ cố định và hẹn lịch tái khám
Cuối cùng, khi khách hàng đã hài lòng với răng sứ thì nha sĩ sẽ tiến hành gắn răng vĩnh
viễn. Khách hàng sẽ được hướng dẫn bảo quản răng sứ, chăm sóc, vệ sinh răng miệng và hẹn lịch tái khám, kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Nhưng nếu có phát hiện bất thường trên mặt dán sứ, bạn nên báo ngay với bác sĩ hoặc đến trực tiếp nha khoa để được kiểm tra và khắc phục ngay.
2. Lưu ý trước và sau khi dán sứ Veneer
Để việc dán sứ Veneer được diễn ra thuận lợi, chính xác và thành công, trước khi thực hiện cần chú ý những vấn đề sau:
2.1. Trước khi dán sứ Veneer:
- Trong trường hợp bệnh nhân đang có mang thai hay bất kỳ tiền sử bệnh lý tổng quát nào cũng cần khai báo rõ ràng với bác sĩ. Cùng với đó là những nhu cầu, mong muốn và điều kiện của bản thân.
- Răng và nướu phải ở trạng thái khỏe mạnh. Những bệnh lý nếu có cần được điều trị triệt để trước khi tiến hành dán răng sứ.
- Những người có thói quen nghiến răng không nên thực hiện dán răng sứ vì sẽ tạo áp lực khiến mặt dán sứ dễ bị nứt, vỡ hoặc nha sĩ có thể chỉ định đeo dụng cụ bảo vệ miệng khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến mặt dán sứ.
- Mặc dù việc mài răng không nhiều như bọc răng sứ nhưng quá trình mài răng cũng không thể đảo ngược, tức răng không thể trở về trạng thái ban đầu như trước khi mài.
- Bạn cần trao đổi kỹ lưỡng về mong muốn cũng như sự lựa chọn với bác sĩ để đảm bảo kết quả.
- Chọn địa chỉ uy tín để phục hình, những nơi có bác sĩ giỏi, trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại, tiên tiến. Chuẩn bị đầy đủ trước chi phí
2.2. Sau khi dán sứ Veneer:
Vấn đề chăm sóc sau dán sứ Veneer có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục hình cũng như tuổi thọ răng sứ về sau. Sau đây là những việc cần lưu ý sau khi dán sứ:
- Tuyệt đối không nhai hay cắn những quá cứng hoặc quá dai, loại bỏ thói quen xấu là cắn móng tay,… Và nên phân chia lực cắn đều bởi lực cắn quá mạnh hoặc không đều sẽ khiến mặt dán sứ có thể bị nứt, vỡ.
- Không hút thuốc lá vì đó là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về răng miệng, ảnh hưởng kém đến tính thẩm mỹ
- Mặt dán sứ tuy mỏng nhưng bệnh nhân cũng cần có thời gian để làm quen với cảm giác có sự tồn tại của miếng dán. Nếu có cảm giác bất thường khi ăn nhai sau khi dán răng sứ, cần liên hệ ngay với bác sĩ.
- Duy trì thói quen vệ sinh đúng cách và kỹ lưỡng bằng cách chải răng và làm sạch kẽ răng đều đặn mỗi ngày. Tình trạng sâu răng vẫn có thể diễn ra ở phần răng tự nhiên do đó tuyệt đối không nên chủ quan.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh uống nước màu sẫm để đảm bảo độ bền và đẹp của răng sứ
- Thăm khám nha sĩ định kỳ 3 – 6 tháng/lần góp để kiểm tra răng, khớp cắn, độ bám keo,… Đồng thời việc thăm khám răng định kỳ cũng giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tuổi thọ của mặt dán sứ Veneer.
Quy trình dán sứ Veneer diễn ra theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu được thực hiện ở nơi uy tín. Tuy nhiên, để đảm bảo việc dán sứ được thực hiện thành công bạn cần làm theo những hướng dẫn của bác sĩ thực hiện những điều cần lưu ý trước và sau khi dán răng sứ nhé! Đặc biệt là vấn đề chăm sóc răng miệng hàng ngày.
>>> Bạn đang có nhu cầu cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười của mình với phương pháp dán sứ Veneer? Và đang tìm hiểu trước về mức chi phí cụ thể để chuẩn bị chu đáo trước khi phục hình? Vậy thì những thông tin trong bài viết: Chi phí mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu? chính là câu trả lời dành cho bạn.