Hàm tháo lắp là loại răng giả được sử dụng phổ biến trong nha khoa để phục hình cho những răng đã mất. Phục hình tháo lắp là gì? Quy trình phục hình tháo lắp diễn ra như thế nào? Muốn tìm hiểu thêm về loại hàm này, bạn hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé!
1. Phục hình tháo lắp là gì?
Phục hình tháo lắp (hay còn gọi là hàm giả tháo lắp) được chế tác dựa theo nguyên bản gốc của những chiếc răng đã mất, thường được chỉ định cho người cao tuổi mất răng,
Cấu tạo của hàm giả tháo lắp gồm 2 phần: phần nền hàm bằng nhựa và phần thân răng (được làm bằng nhựa hoặc sứ).
Tùy vào sức khỏe răng miệng và tài chính của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu phục hình răng phù hợp với bạn.
2. Những ai nên sử dụng phục hình tháo lắp?
Phục hình tháo lắp là phương pháp nha khoa truyền thống, được bác sĩ khuyên sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Mất nhiều răng hoặc mất răng nguyên hàm
- Mất răng nhưng chưa có điều kiện hoặc không muốn cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ do có bệnh lý về răng
- Phục hình tháo lắp trong trường hợp bác sĩ chỉ định kết hợp với phương pháp trồng răng Implant
3. Ưu – nhược điểm của các loại phục hình tháo lắp
Ưu điểm lớn của phục hình hàm tháo lắp là giá cả. So với những phương pháp làm răng giả khác thì đây là phương pháp tiết kiệm nhất. Ngoài ra, loại hàm này cũng tháo lắp dễ dàng và dễ vệ sinh sau khi ăn uống.
Phục hình tháo lắp sẽ khôi phục lại thẩm mỹ hàm răng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, quá trình ăn uống cũng dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, phục hình tháo lắp cũng không tránh khỏi một số nhược điểm như:
- Khi mới đeo hàm sẽ có cảm giác khó chịu vì chưa quen nhưng về sau sẽ ăn uống và giao tiếp như bình thường
- Độ bền của hàm không cao, dễ bị nong hàm sau một thời gian sử dụng
- Màu sắc và độ cảm biến thức ăn không được tốt như răng tự nhiên
- Nếu vệ sinh không tốt sẽ gây ra các bệnh răng miệng
Hiện nay, giải pháp phục hình tháo lắp có nhiều loại để phục vụ cho nhu cầu của nhiều khách hàng gồm: phục hình tháo lắp bằng khung kim loại, tháo lắp bằng nhựa thường, tháo lắp trên trụ Implant, tháo lắp Attachment. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng tình trạng, sức khỏe răng miệng của mỗi người. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết ưu, nhược điểm của từng loại hàm.
Loại hàm tháo lắp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Phục hình tháo lắp bằng khung kim loại | Chắc chắn
Tuổi thọ cao Cải thiện chức năng ăn nhai |
Có thể gây đau nhức, khó chịu do răng thật bị co kéo.
Phần khung kim loại có thể gây kích ứng với cơ địa nhạy cảm hoặc làm chảy máu, trầy xướt mô nướu |
Hàm tháo lắp bằng nhựa thường | Giá rẻ
Dễ thực hiện |
Hàm lỏng lẻo, không được chắc chắn
Bất tiện trong quá trình ăn nhai Dễ bị mắc các bệnh răng miệng Hàm khá cồng kềnh, không thích hợp điều trị trong trường hợp vòm hàm thấp. |
Hàm tháo lắp trên trụ Implant | Chức năng ăn nhai như răng thật
Răng và hàm chắc chắn, không gây lệch lạc, xê dịch khi ăn uống Độ bền cao |
Chi phí cao và thời gian phục hình cũng lâu hơn so với các loại hàm khác
Kỹ thuật thực hiện phức tạp |
Hàm tháo lắp Attachment | Đảm bảo chức năng ăn nhai
Tính thẩm mỹ, đẹp như răng thật. |
Chi phí cao
Có thể gây kích ứng nếu bệnh nhân bị dị ứng với kim loại |
4. Quy trình phục hình tháo lắp diễn ra như thế nào?
Hàm giả tháo lắp là kỹ thuật phục hình khá đơn giản, được thực hiện bài bản qua các bước sau đây:
Bước 1: Bác sĩ khám tổng quát để nắm được tình trạng mất răng của khách hàng và tư vấn phương pháp phục hình răng giả phù hợp.
Bước 2: Với phương pháp phục hình tháo lắp, bác sĩ sẽ lấy dấu răng, đo khung hàm, kích cỡ vị trí mất răng rồi gửi các chỉ số về phòng labo chế tạo mẫu hàm phù hợp.
Bước 3: Vệ sinh khoang miệng và cố định hàm giả bằng loại keo dán tháo lắp chuyên dụng
Bước 4: Bác sĩ kiểm tra và chỉnh sửa lại hàm cho phù hợp sau đó hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh hàm tháo lắp. Trong quá trình sử dụng, nếu phát sinh vấn đề liên quan đến khớp cắn, hãy đến gặp bác sĩ để chỉnh sửa lại.
5. Lý do nên sử dụng phục hình tháo lắp
Tuy hiện nay đã có nhiều phương pháp trồng răng hiện đại hơn nhưng phục hình tháo lắp vẫn là phương pháp được rất nhiều khách hàng mất răng lựa chọn bởi các yếu tố:
- Chi phí phục hình tháo lắp thấp hơn các phương pháp trồng răng giả khác như: cầu răng sứ, cấy ghép implant.
- Phục hình tháo lắp được thiết kế vừa vặn với khuôn răng của từng người nên vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai và khả năng chịu lực tốt.
- Hàm được làm bằng vật liệu nha khoa an toàn như: nhựa hoặc sứ, màu răng tương đồng với màu răng thật.
- Không gây xâm lấn mô mềm vì không cần phẫu thuật hay mài răng
- Có thể tháo lắp linh hoạt khi vệ sinh
6. Cách chăm sóc và vệ sinh răng giả tháo lắp
Phục hình tháo lắp là phương pháp được thực hiện đơn giản, dễ tháo lắp và vệ sinh tại nhà. Tuy nhiên, để tránh việc hàm bị nhiễm khuẩn, gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng thì bạn cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng của bác sĩ như sau:
- Răng giả nên được tháo ra, ngâm nước sạch vào ban đêm; đồng thời thường xuyên massage lợi để lợi khỏe mạnh.
- Vệ sinh răng bằng bàn chải mềm, nước muối và xà bông ít nhất 2 lần/ ngày (không dùng kem đánh răng vì răng dễ bị mòn)
- Thoa gel nha khoa chuyên dụng 1 đến 2 lần/ngày để ngăn chặn sự phát triển của nấm
- Ngâm bàn chải vệ sinh răng trong dung dịch clorox ít nhất 1 lần/ tuần
- Vệ sinh nướu sau khi ăn 2 lần/ngày và súc miệng sau khi tháo răng giả
Để biết tình trạng răng của mình có phù hợp để phục hình tháo lắp không? bạn hãy trực tiếp đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn cụ thể nhé!
Tham khảo thêm cách vệ sinh hàm tháo lắp hiệu quả qua bài viết sau: Hướng dẫn cách vệ sinh hàm tháo lắp