• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Cảnh báo: Những tác hại của phủ răng sứ Nano!

Hiện nay, có nhiều cơ sở nha khoa, Spa, thẩm mỹ viện… quảng cáo về dịch vụ phủ sứ Nano với những ưu điểm vượt trội như: không phải mài răng, ăn nhai thoải mái, màu sắc tự nhiên, cực kỳ an toàn,… Tuy nhiên, với quy trình đơn giản, chi phí thẩm và thời gian thực hiện nhanh chóng thì những vấn đề trên có được đảm bảo. Cùng tìm hiểu bài viết hôm nay để “bóc trần” sự thật về công nghệ phủ sứ Nano này nhé!

1. Bản chất thật sự của phủ răng sứ Nano là gì?

Đánh vào tâm lý chung của rất nhiều người muốn làm đẹp nhanh chóng với chi phí rẻ, rất nhiều phòng khám, spa hay thẩm mỹ viện kém chất lượng đã rầm rộ quảng cáo: “Phủ sứ Nano công nghệ mới nhiều ưu điểm vượt trội nhưng phí cực thấp” đã thu hút đông đảo người dùng. Chính vì nhiều người không tìm hiểu kĩ về công nghệ này hoặc đã lầm tưởng đến phương pháp dán sứ hiện nay nên đã cứ vô tư áp dụng.

Vậy phủ răng sứ Nano là gì? Thực chất, phủ răng sứ Nano không phải là công nghệ gì mới cả. Đơn giản đó chỉ là một kĩ thuật trám răng đã có ở Việt Nam từ rất lâu bằng cách sử dụng chất liệu Composite dùng để trám vào các lỗ răng sâu, răng bị mẻ vỡ,… nhưng đã được nhiều nha khoa hay thẩm mỹ viện ca ngợi như một phương pháp làm đẹp mới cho răng với chi phí cực thấp nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bệnh nhân. 

Phủ răng sứ Nano sử dụng chất liệu có màu sắc răng giống với răng thật, dễ phục hình nên nhiều cơ sở nha khoa, Spa, thẩm mỹ viện đã quảng cáo mạnh những ưu điểm hấp dẫn nhưng sai sự thật. 

2. Quy trình phủ răng sứ Nano

Quy trình phủ sứ Nano vô cùng đơn giản chỉ cần 1 – 3 lần hẹn là bạn đã có hàm răng trắng bóng. 

  • Bước 1: Vệ sinh, đánh nhám răng
  • Bước 2: Phủ sứ bằng Composite
  • Bước 3: Chiếu đèn làm chắc sứ và keo dán

3. Những tác hại khi phủ răng sứ Nano là gì?

Phủ răng sứ Nano không phải là một phương pháp an toàn cho bệnh nhân. Với quy trình đơn giản, vật liệu kém chất lượng và tay nghề bác sĩ thiếu chuyên môn đã khiến nhiều khách hàng đối diện với những nguy cơ sau:

3.1. Răng bong tróc sau thời gian ngắn

Vật liệu trám Composite chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ tạm thời. Chính vì độ bền không cao nên chỉ duy trì được một thời gian ngắn sẽ bị bong tróc. Ngoài ra, vật liệu Composite rất dễ bị ngả vàng. Đặc biệt tại những vị trí răng cắn nhai thức ăn lại càng dễ xuống cấp do chịu lực nhai thường xuyên.

Đối với phương pháp này khách hàng chỉ có thể cải thiện được độ trắng sáng cho răng trong một khoảng thời gian ngắn. Vì chất lượng vật liệu trám không cao nên dù khách hàng có chăm sóc răng miệng kỹ càng, kiêng cử một số loại thực phẩm có màu đi chăng nữa không thể duy trì lâu được, lâu nhất cũng chỉ từ 1 – 2 năm. 

3.2. Phát sinh các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, thậm chí mất cả răng thật

Việc thực hiện phủ sứ Nano qua loa, không đúng quy trình sẽ gây một số hậu quả như:

  • Tay nghề bác sĩ thực hiện không đảm bảo. Trong quá trình thực hiện không cẩn thận sẽ làm cho Composite đè lên lợi. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn phủ kín lên các kẽ răng. Chính điều này đã làm tổn thương đến các mô nướu.
  • Trong trường hợp mảng bám tích tụ ở viền lợi lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm lợi, viêm nha chu, thậm chí còn gây chảy máu lợi…
  • Không chỉ gây ra các bệnh lý, phủ sứ Nano còn gây hại đến răng. Thực tế có trường hợp khách hàng không được khắc phục kịp thời dẫn đến lung lay hoặc mất răng vĩnh viễn.

3.3. Dẫn đến tình trạng hôi miệng

Vật liệu được sử dụng để phủ sứ với sự tương thích không cao giữa vật liệu trám với môi trường khoang miệng rất dễ phát sinh nên những vấn đề xấu. Đặc biệt trong quá trình ăn uống rất dễ xảy ra các phản ứng hóa học. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá hủy men răng. Từ đó phát sinh nên vấn đề hôi miệng. Càng về sau tình trạng hơi thở có mùi lại càng nặng hơn khiến bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp và cảm thấy khó chịu.

3.4. Phủ sứ Nano dẫn đến tình trạng sai khớp cắn

Vật liệu trám không được đảm bảo cộng với người thực hiện không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tình trạng sai khớp cắn còn gây mất thẩm mỹ khuôn mặt tổng thể, gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai. 

Ngoài ra, khi phủ sứ Nano có độ bền kém, bệnh nhân phải kiêng khem nhiều, không thoải mái ăn món mình thích, thậm chí việc ăn nhai cũng có cảm giác khó chịu thì cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa và tinh thần.

3.5. Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Nếu bạn không may chọn phải phòng khám răng không uy tín, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm vì công cụ không được sát khuẩn và vô trùng đúng quy trình đảm bảo của Bộ Y Tế.

4. Phân biệt giữa phủ răng sứ Nano và dán sứ Veneer?

Thông qua những lời quảng cáo, nhiều khách hàng cho rằng phủ Nano và dán sứ Veneer có đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn sai lầm. Giữa 2 phương pháp này có nhiều sự khác biệt rõ rệt. Bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để so sánh.

Phủ răng sứ Nano Dán sứ Veneer
Kỹ thuật Thực chất là kỹ thuật trám răng có từ lâu đời trong nha khoa.

Phương pháp phủ sứ răng Nano thường được tiến hành hàn răng sâu, hàn răng thưa, răng sứt mẻ nhỏ,…

Vật liệu sử dụng phủ sứ răng Nano chính là Composite – vật liệu ứng dụng phổ biến đối với dịch vụ trám răng

Là kỹ thuật sử dụng miếng dán sứ Veneer siêu mỏng, giúp hạn chế tối đa tỉ lệ mài răng

Đây chính là phương án thẩm mỹ răng hiện đại, an toàn.

Khắc phục hiệu quả các tình trạng răng sứt mẻ, răng nhiễm màu, răng hô – móm nhẹ,… bằng nhiều dòng sứ an toàn khác nhau.

Hiệu quả Không mang lại hiệu quả thẩm mỹ, dễ bong tróc.

Vật liệu Composite phủ sứ răng Nano rất dễ bị xuống màu.

Rất dễ phát sinh các bệnh lý răng miệng: viêm lợi, viêm nha chu… phá hủy men răng do quy trình đơn giản, không tỉ mỉ.

Cải thiện tính thẩm mỹ vô cùng hiệu quả.

Với hình dáng, kích thước, màu sắc răng tự nhiên như răng thật.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối dành cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. 

Độ bền Độ bền rất thấp, chỉ có thể sử dụng phủ sứ răng Nano trong khoảng từ 1 – 2 năm, thậm chí là xuống cấp nhanh hơn.  Độ bền của mặt dán sứ Veneer rất cao, có thể sử dụng trong khoảng từ 15 – 20 năm hoặc trọn đời nếu chăm sóc tốt.

5. Phủ răng sứ nano giá bao nhiêu tiền?

Với lời chào gọi hấp dẫn tại nhiều cơ sở nha khoa, Spa, thẩm mỹ viện kém chất lượng, khách hàng chỉ cần bỏ ra từ 6 – 10 triệu là bạn đã có thể phủ cả 2 hàm răng bằng Composite. Một mức giá rất mềm so với bọc răng toàn sứ chất lượng là khoảng 3 triệu/răng tại một nha khoa uy tín. Cho nên, nếu thấy những lời quảng cáo làm răng sứ giá rẻ thì bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ để tránh tình trạng làm phải răng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé! 

Hy vọng với những thông tin hôm nay có thể khiến bạn hiểu được những tác hại của phủ răng sứ Nano và bài trừ dịch vụ nguy hiểm này. Là người tiêu dùng thông minh, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi muốn “tân trang” cho nụ cười của mình. Vì khi làm răng ở những trung tâm làm đẹp không có uy tín, mặc dù giá cả rẻ sẽ khiến bạn có chút đắn đo nhưng với nguy cơ phải đánh đổi cả hàm răng của mình là rất lớn. Nếu chẳng may bạn là nạn nhân của chiêu trò này thì nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được can thiệp khắc phục kịp thời bạn nhé!

>>> Hiện nay, dán sứ Veneer chính là phương pháp khắc phục một số khuyết điểm trên răng với ưu điểm bảo tồn răng gốc tối đa. Với ưu điểm này đã đánh vào tâm lý của nhiều người sợ làm tổn hại nhiều đến găng gốc nên được giới chuyên gia đánh giá cao. Vậy khi thực hiện phương pháp này có cần đáp ứng tiêu chuẩn gì không? Cùng tham khảo với bài viết: Kỹ thuật dán sứ Veneer không mài răng và những điều cần lưu ý

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU