• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Người mới niềng răng nên ăn và kiêng gì?

Niềng răng là quá trình lâu dài sử dụng các khí cụ để di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong suốt giai đoạn chỉnh nha, có rất nhiều vấn đề quan trọng cần chú ý để bảo vệ răng miệng, tránh làm hỏng khí cụ để kết quả niềng được diễn ra hiệu quả. Một trong số đó chính là vấn đề ăn uống hàng ngày. Người mới niềng răng nên ăn và kiêng gì? Cùng tham khảo bài viết hôm nay để tìm câu trả lời bạn nhé!

1. Vì sao cần chú trọng việc ăn uống khi niềng răng?

Khi niềng răng trong thời gian đầu, các bộ phận trong miệng (má, môi, nướu, lưỡi) chưa thích ứng với các khí cụ như mắc cài, dây cung… nên sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn nhai, giao tiếp… do sự ma sát, vướng víu. Sau khi gắn mắc cài, dây cung sẽ có sự tác động lên răng tạo lực siết để răng di chuyển nên khiến người niềng cảm thấy đau nhức, ê âm ỉ… Để giảm đau nhức, khi ăn uống bạn cần sử dụng những thực phẩm dễ nhai, mềm để tránh gây tổn thương trong miệng.

Vì sao cần chú trọng việc ăn uống khi niềng răng?

Ngoài ra, khi gắn khí cụ, răng và hàm sẽ yếu hơn do mắc cài và dây cung gắn ở răng để kéo và điều chỉnh răng về đúng vị trí. Cho nên, bạn càng phải chú ý nhiều hơn trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, tránh phát sinh thêm bệnh lý cũng như kiêng những món ăn khiến bạn phải dùng sức nhai nhiều. 

Một thói quen ăn uống đúng cách có thể giúp bạn:

  • Ngăn ngừa được những rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha
  • Giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng vì rơi mắc cài tốn thời gian niềng lại
  • Việc niềng răng còn giúp bạn có thể tập được thói quen ăn uống nhẹ nhàng hơn, tính ăn chậm nhai kỹ, kiên nhẫn trong khi ăn, giảm được các bệnh về đường tiêu hóa, tập được cách ăn uống đảm bảo khoa học đầy đủ dinh dưỡng.

2. Người mới niềng răng nên ăn gì?

Người mới niềng răng nên ăn gì?

Khi chọn thực phẩm, chế biến món ăn cho người niềng, bạn nên chú ý đảm bảo các yếu tố: mềm, lỏng, ít mảnh vụn và đủ dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm, món ăn như sau:

  • Thức ăn chín mềm: Cháo, súp, các loại ngũ cốc hoặc cơm mềm, bún, phở… Các món ăn từ thịt cá, rau củ quả nên được chế biến ở dạng mềm, ninh nhừ nhuyễn.
  • Các thực phẩm từ sữa: Ưu tiên với các món phô mai, bơ, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua… Trong quá trình niềng răng (đặc biệt là giai đoạn đầu), các sản phẩm làm từ bơ sữa giúp bạn bổ sung năng lượng, dinh dưỡng khắc phục những trường hợp niềng răng bị hóp má, sút cân. Những thực phẩm mềm giúp giảm áp lực tác động đến hàm răng mới vừa đeo mắc cài và đang bắt đầu di chuyển.
  • Các thực phẩm xốp mềm: Các thực phẩm chế biến từ bột ngũ cốc, đậu hũ… hoặc bánh mì, bánh xốp mềm không rắc hạt là những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể, không lo ảnh hưởng đến quá trình nhai khi răng mới niềng.
  • Các thực phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc,… có rất nhiều Vitamin D trong trứng nên rất tốt cho răng miệng.
  • Trái cây nên uống ở dạng nước ép hoặc sinh tố để bổ sung vitamin.

Những loại thực phẩm trên rất quen thuộc vừa dễ ăn, dễ nhai lại vừa có thêm nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ cần chế biến kĩ và biết cách phối hợp dùng các loại thực phẩm để giảm sức nhai của răng, hạn chế việc tác động lực vào các dây cung, mắc cài làm lệch hay đứt niềng răng là bạn đã bảo vệ thành công khí cụ gắn trên răng cũng như cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn uống.

Ngoài ra, về vấn đề ăn nhai, hầu hết chúng ta đều không nghĩ quá nhiều về việc mình dùng răng nào để cắn và nhai thức ăn. Tuy nhiên, khi mới lắp hoặc chỉnh niềng răng thì răng sẽ càng nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên nhai bằng răng hàm – thường dày hơn và cấu tạo tốt hơn để nghiền thức ăn – để giúp giảm cơn đau ở răng cửa.

3. Niềng răng kiêng ăn gì?

Niềng răng kiêng ăn gì?

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng, mềm và dễ nhai để duy trì sức khỏe, bảo vệ khi cụ, người niềng răng cần chú ý hạn chế những đồ ăn dưới đây để tránh làm ảnh hưởng đến khí cụ hoặc lực kéo răng như: 

  • Hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh như đá bào, kem, lẩu,…vì nguy cơ cao làm hỏng men răng… 
  • Những loại thức ăn dai và dẻo như bánh nếp, bánh dày, xôi chiên, bánh mì có vỏ dai cứng… 
  • Các thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn… 
  • Những thực phẩm cứng, khó nhai, cần nhiều lực như như kẹo, đá viên, xương, sụn,…
  • Các món ăn cần phải nhai nhiều như kẹo cao su, bắp ngô luộc, táo, đùi – cánh gà… 
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt như bánh kẹo và thức ăn nhanh. Loại thức ăn này chứa nhiều đường dễ sinh ra các axit và các mảng bám gây sâu răng và các bệnh về lợi. 
  • Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng trà, café, soda, kẹo, Soda và kẹo – Những thực phẩm chứa nhiều đường và các chất tạo màu có thể gây tác động xấu đến răng của bạn.

Khi ăn những đồ quá dai, cứng thì hàm phải vận động mạnh để nghiền nát thức ăn, khi đó không chỉ làm đau răng, hàm mà cấu trúc hàm đang trong quá trình chuyển dịch do sự siết chặt sẽ ảnh hưởng theo hướng ngoài vùng kiểm soát của hàm răng, có thể làm cho khay niềng bị đứt hoặc bung ra.

Sau khi ăn uống phải vệ sinh răng miệng và khí cụ sạch sẽ. Tuyệt đối không được quên chải răng vì sẽ làm tích tụ thức ăn, mảng bám, gây các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Đồng thời cũng không được dùng răng cửa đang được siết và nắn chỉnh để cắn mở đồ vật vì sẽ làm hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.

Vừa rồi là những thông tin giúp bạn có thể nắm được người niềng răng nên ăn và kiêng gì để đảm bảo chăm sóc tốt cho răng miệng cũng như giúp quá trình niềng diễn ra như mong đợi. Điều này là thông tin quan trọng nên bạn cần hỏi kỹ ý kiến của người có chuyên môn nhé, hoặc nếu gặp sự cố do ảnh hưởng của việc ăn uống thì nên báo ngay cho bác sĩ thực hiện để có được hướng giải quyết chuẩn xác nhất.

>>>> Không chỉ trong vấn đề ăn uống, người niềng răng còn phải chú trọng đến việc chăm sóc răng hàng ngày ở mức độ cẩn trọng hơn so với những người khác. Vậy người niềng răng để làm gì để vệ sinh răng miệng tốt nhất? Bạn có thể tham khảo với bài viết: Cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng khi niềng răng.

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU