Niềng răng được xem là phương pháp chỉnh nha rất phổ biến hiện nay để khắc phục những vấn đề răng hô, móm, lệch lạc,…Tuy nhiên nhiều người thường e ngại vấn đề thẩm mỹ và hạn chế khi có một hệ thống mắc cài trên răng. Để khắc phục nhược điểm này, phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong ra đời. Vậy cụ thể niềng răng mắc cài mặt trong là gì? Giá bao nhiêu tiền? Cùng đi tìm lời giải đáp với bài viết sau.
1. Niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi) là gì?
Niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mắc cài mặt lưỡi) có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại nhưng khác ở điểm các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng, giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí như mình mong muốn trên cung hàm.
Phương pháp này cố tình “giấu” những mắc cài vào bên mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin hơn khi giao tiếp ngay cả trong quá trình đeo niềng. Niềng răng mắc cài mặt trong có thể giải quyết được những trường hợp hàm sai lệch như hàm lệch, hàm hẹp, hàm méo,…
2. Niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi) có tốt không?
Đối với mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, sau đây là những đặc điểm khi bạn có nhu cầu niềng răng mắc cài mặt lưỡi cần nắm rõ:
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao: Phương pháp này phù hợp với những ai thường xuyên phải giao tiếp. Lúc này, bạn có thể thoải mái tự tin giao tiếp mà không cần phải mặc cảm vì đeo niềng trong quá trình điều trị.
- Bề mặt răng không bị ảnh hưởng: Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1 – 3 năm. Sau khi tháo niềng răng bạn thường phải đối mặt với một số vấn đề như bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng hoặc thủy khoáng, sâu răng,… Khi bạn niềng răng mặt trong, mặt ngoài răng sẽ được giữ nguyên vẹn, không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Đồng thời tránh được những trường hợp tổn thương, va đập môi má do vận động hoặc chơi thể thao như khi dùng mắc cài mặt ngoài.
- Không gây tổn hại trong khoang miệng: Do có thiết kế nhỏ gọn, bề mặt trơn láng nên không làm tổn thương các cơ quan trong miệng như nướu, lưỡi, má…
Nhược điểm
- Gây khó chịu khi chưa quen: Vì được gắn bên trong răng nên thời gian đầu sẽ có bất tiện và vướng víu, thậm chí là nói ngọng nhưng sẽ quen sau thời gian từ 1 – 4 tuần.
- Khó vệ sinh răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài mặt trong sẽ khó khăn hơn, các vụn thức ăn khó được làm sạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục bằng cách dùng bàn chải chuyên dụng và đánh răng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Chi phí chỉnh nha cao: Chi phí cho niềng răng mặt trong thường cao gấp 2 – 3 lần so với khí cụ truyền thống. Nguyên nhân là do phương pháp này còn đòi hỏi kỹ thuật cao, bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và chuyên môn vững vàng. Đồng thời cần phải có sự hỗ trợ của những khí cụ chuyên dụng để gắn mắc cài trên răng và phục vụ cho những lần thăm khám siết răng… Vì vậy, điều này đã trở thành rào cản lớn đối với nhiều khách hàng.
3. Quy trình niềng răng mắc cài mặt trong
Trước khi lên quy trình niềng răng cụ thể, khách hàng sẽ được kiểm tra, chụp phim kỹ lưỡng và đầy đủ các góc độ. Từ đó có thể đủ dữ liệu để phân tích và lên liệu trình cụ thể từng trường hợp của mỗi người. Nếu trường hợp có bệnh lý thì cần điều trị triệt để trước rồi mới tiến hành niềng răng. Quy trình niềng sẽ gồm các giai đoạn như sau:
Gắn khí cụ
Trong một số trường hợp, trước khi gắn mắc cài vào mặt trong răng, bác sĩ sẽ gắn các loại khí cụ hỗ trợ quá trình niềng răng sau như: Tách kẽ, lấy dấu có khâu, gắn khâu,…
Giai đoạn gắn mắc cài kim loại
Bước 1: Vệ sinh kỹ lưỡng, đánh bóng nhẹ bề mặt răng của khách hàng.
Bước 2: Dùng banh miệng nhựa kéo má ra hai bên, làm khô răng và bôi keo nha khoa lên bề mặt răng để giữ các mắc cài trên răng.
Bước 3: Keo để cố định mắc cài mặt trong sẽ cứng lại nhờ ánh sáng quang trùng hợp. Sau đó, dây cung được đặt lên trên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng. Đây là bước quan trọng mang tính quyết định đến sự thành công sau này của một ca niềng răng chỉnh nha. Bởi vậy bước này sẽ được thực hiện bởi bàn tay khéo léo của bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm.
Trong suốt quá trình niềng răng, định kỳ từ 3 – 6 tuần bác sĩ sẽ hẹn bạn đến kiểm tra, thay dây cung và thun, tăng lực siết cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất.
Giai đoạn tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khi kết thúc liệu trình và tháo mắc cài, những để vị trí các răng được như ý muốn, bạn cần đeo hàm duy trì. Tuy nhiên bạn vẫn phải chú ý khám đúng định kỳ để bác sĩ tiếp tục theo dõi độ ổn định của răng.
4. Niềng răng mắc cài mặt trong giá bao nhiêu tiền?
So về độ khó trong kỹ thuật thực hiện cũng như thời gian cần có để hoàn thành 1 ca niềng răng thì mắc cài mặt trong sẽ dài hơn so với niềng răng mắc cài mặt ngoài. Cho nên, chi phí bỏ ra cũng sẽ cao hơn. Chi phí niềng răng mặt trong nằm trong khoảng từ 85 – 115 triệu/ ca, tùy thuộc vào từng mức độ lệch lạc của răng cũng như chính sách ở từng cơ sở nha khoa.
Hy vọng với bài viết trên có thể giúp mọi người giải đáp được những thắc mắc của bản thân về niềng răng mắc cài mặt trong. Bạn có thể đến cơ sở nha khoa uy tín để nhờ bác sĩ nhận định xem đâu là phương pháp phù hợp với mình nhé! Niềng răng nói chung và niềng răng mắc cài mặt trong nói chung đều cần đến kỹ thuật chuyên nghiệp của người thực hiện, cho nên hãy là người sáng suốt trong việc chọn đơn vị uy tín để gửi gắm niềm tin bạn nhé!
>>> Xem thêm: Để khắc phục được nhiều trường hợp khuyết điểm về răng miệng, công nghệ chỉnh nha không ngừng phát triển để ngày một tối ưu về tính thẩm mỹ, hiệu quả và chi phí. Niềng răng mắc cài 3M UGSL cũng là phương pháp ra đời vì những tiêu chí này. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn với bài viết: Niềng răng mắc cài 3M UGSL là gì?