Niềng răng mắc cài hiện là phương pháp giúp khắc phục hiệu quả các tình trạng hô móm, răng lệch lạc… với chi phí thấp nên rất phổ biến. Nhưng hiện nay vẫn có nhiều người chưa thật sự hiểu rõ về quy trình, chi phí cũng như những lưu ý trong quá trình niềng răng mắc cài thì có thể tham khảo những thông tin sau đây nhé!
1. Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại được xem như nền tảng của các phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện đại. Đây là phương pháp chỉnh nha tồn tại rất lâu nhưng vẫn được đánh giá cao trong việc chỉnh răng hô, móm, thưa, lệch lạc từ khó đến phức tạp…
Với chất liệu hợp kim không gỉ Niken – Titanium, niềng răng mắc cài kim loại có độ bền, cứng chắc, lực tác dụng đều và ổn định.
2. Các phương pháp niềng răng mắc cài kim loại
Hiện nay, có ba loại hình thức niềng răng mắc cài kim loại được sử dụng phổ biến là: Mắc cài kim loại truyền thống, mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài kim loại mặt trong.
2.1. Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay, sử dụng mắc cài đặt cố định trên răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài và được cố định bằng dây thun nha khoa. Dây thun có độ đàn hồi sẽ giúp hỗ trợ quá trình niềng răng hiệu quả hơn.
2.2. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Phương pháp này được cải tiến với hệ thống nắp trượt để giữ dây cung gắn vào mắc cài. Nhờ vậy, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài, có thể tác động lực liên tục lên răng, làm cho răng dịch chuyển nhanh hơn và từ đó rút ngắn thời gian điều trị.
2.3. Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong (mắc cài mặt lưỡi)
Niềng răng mắc cài mặt trong có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống chỉ khác là vị trí đặt mắc cài. Thay vì gắn mắc cài mặt ngoài răng, thì phương pháp này bác sĩ sẽ dời mắc cài vào mặt trong của răng giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp.
3. Ưu điểm và nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu và khả năng của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp.
3.1. Ưu điểm
- Hiệu quả chỉnh nha cao:
Niềng răng mắc cài kim loại mang đến hiệu quả chỉnh nha vượt trội bởi hệ thống các mắc cài và dây cung được đặt cố định trên răng, các sợi thun chuyên dụng cùng những khí cụ hỗ trợ như ốc nong hàm, minivis… giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục và ổn định.
- Chi phí thấp:
Là phương pháp niềng răng có chi phí thấp nhất trong các phương pháp niềng răng thẩm mỹ (trừ niềng răng mắc cài mặt trong) . Do đó, giải pháp này rất phù hợp cho những ai đang có nhu cầu cải thiện thẩm mỹ răng nhưng khả năng tài chính không cao.
- Giải quyết những ca khó:
Các mắc cài kim loại và hệ thống dây cung được đặt chắc chắn trên răng, lực kéo ổn định và liên tục nên hiệu quả chỉnh nha đạt kết quả cao. Ngoài ra, đây là phương pháp điều trị được cả những ca chỉnh nha khó như răng hô, móm, lệch lạc ở mức độ khó hoặc phức tạp.
- Rút ngắn thời gian điều trị:
Niềng răng mắc cài kim loại có hiệu quả chỉnh nha cao nên nếu bạn bị các vấn đề như răng hô, móm, thưa, lệch lạc nặng thì có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại. Ngoài tiết kiệm chi phí, phương pháp này còn rút ngắn được một khoảng thời gian chỉnh nha từ 1 – 6 tháng (thường thời gian niềng răng mắc cài kim loại giao động từ 1 – 3 năm tùy vào mức độ và tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc…).
- Đa dạng kiểu dáng:
Hiện nay, niềng răng kim loại có rất nhiều lựa chọn về mẫu thun, màu sắc dây thun cho bạn thoải mái lựa chọn.
3.2. Nhược điểm
Mặc dù là phương pháp phổ biến, được nhiều người ưa chuộng nhưng niềng răng mắc cài kim loại vẫn tồn tại một số khuyết điểm:
- Thiếu tính thẩm mỹ (trừ niềng răng mắc cài mặt lưỡi): Niềng răng mắc cài kim loại khiến người khác sẽ rất dễ nhận ra là bạn đang niềng răng khiến cho một số người cảm thấy ngại ngùng, gặp khó khăn trong giao tiếp.
- Cảm thấy khó chịu: Do mắc cài và dây cung được gắn trực tiếp lên răng nên thời gian đầu đeo niềng chưa quen sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu. Tuy nhiên điều này sẽ không kéo dài quá lâu, khoảng 1 tuần bạn sẽ quen dần.
- Dễ bung mắc cài và dây thun: Đối với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại sử dụng thun buộc cố định, trong thời gian sử dụng có thể xảy ra tình trạng bung sút mắc cài do dây thun bị giãn hoặc đứt khi ăn nhai.
- Tổn thương mô mềm: Mắc cài và dây cung đều được làm từ kim loại nên rất khó tránh khỏi tình trạng ma sát bên trong khoang miệng. Lúc này, môi, nướu, lưỡi và má trong có thể bị tổn thương, trầy xước, thậm chí là chảy máu.
4. Quy trình niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài là cả một quá trình đòi hỏi sự chuẩn xác và theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị. Quy trình bao gồm:
Bước 1: Khám tổng quát, chụp phim, tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát và chụp phim để có đầy đủ thông tin về tình trạng. Từ đó lên kế hoạch điều trị cụ thể để tư vấn cho khách hàng.
Giai đoạn 2: Điều trị bệnh lý (Nếu có)
Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra lại tình trạng răng, điều trị các bệnh lý như trám răng, cạo vôi răng, chữa tủy, trị viêm nha chu… để tránh xảy ra sai sót trong quá trình đeo niềng.
Giai đoạn 3: Gắn khí cụ
Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ điều trị sẽ tiến hành gắn các loại khí cụ khác nhau cho bạn như tách kẽ răng, lấy dấu có khâu, gắn khâu,…
Giai đoạn 4: Gắn mắc cài trong tháng đầu tiên
Mắc cài được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cài để tạo lực siết di chuyển răng. Việc này bao gồm những bước sau:
- Bác sĩ sẽ đánh bóng nhẹ bề mặt răng của bạn.
- Sử dụng một dụng cụ banh miệng bằng nhựa để kéo hai bên má ra hai bên. Tiếp theo làm khô răng và bôi lên bề mặt răng một chất keo nha khoa đặc biệt, để giữ các mắc cài ở trên răng.
- Mắc cài được đặt trên răng và keo sẽ cứng lại một cách nhanh chóng nhờ ánh sáng trùng hợp.
- Sau khi tất cả các mắc cài đã được đặt chắc chắn trên răng, dây cung sẽ được đặt trên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.
Bước 5: Từ tháng thứ 2 trở đi, tái khám thường xuyên cho đến khi kết thúc lộ trình: thông thường sau 3 – 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…
Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì để ổn định răng.
5. Những lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng cần có thời gian để đạt được hiệu quả như mong muốn và cần ở bệnh nhân sự kiên trì, chú ý trong từng hoạt động hàng ngày.
5.1. Trước khi niềng răng
Giữ gìn sức khỏe răng miệng: vệ sinh răng 3 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để vệ sinh răng khỏi những bệnh lý như: sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,…
Khám răng định kỳ: cạo vôi răng khoảng 6 tháng/ lần.
Tìm hiểu, lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín: có chuyên sâu về niềng răng, chỉnh nha để các bác sĩ uy tín thăm khám và giúp bạn chẩn đoán chính xác tình trạng răng, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời tránh phát sinh những rủi ro về sau.
5.2. Trong quá trình niềng
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: vì khi đeo niềng rất dễ có nguy cơ bị các bệnh lý về răng miệng, từ đó giảm hiệu quả niềng răng.
Ăn uống cẩn thận: Nên ăn nhai những thức ăn mềm, hạn chế những đồ ăn dai cứng và nên cắt nhỏ đồ ăn để bảo vệ mắc cài.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo kết quả đúng theo kế hoạch dự kiến
5.3. Sau khi tháo mắc cài
Đeo hàm duy trì thường xuyên để ổn định răng
Tuân thủ lịch tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định của răng, ngăn ngừa những nguy cơ tái phát hay xô lệch trở lại.
Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận: Hàm răng sau khi tháo niềng khá nhạy cảm, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày.
6. Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu tiền?
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại mắc cài mà bạn lựa chọn, mức độ tình trạng, mức độ hô, móm, lệch lạc… trung bình, khó hay phức tạp của bạn. Ngoài ra, giá niềng răng còn phụ thuộc vào bảng giá của mỗi cơ sở nha khoa.
Thông thường, niềng răng mắc cài kim loại truyền thống dao động khoảng 25 – 35 triệu/ ca. Còn với mắc cài kim loại tự khóa/đóng thì chi phí cao hơn, trong khoảng từ 38 – 46 triệu/ ca. Mắc cài mặt trong có mức điều trị cao nhất trong ba loại, dao động từ 85 – 115 triệu/ ca.
Vừa rồi là những thông tin có thể giúp bạn hình dung được các phương pháp niềng răng mắc cài kim loại – Giải pháp chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay. Hãy trang bị đầy đủ kiến thức về các phương pháp để có thể so sánh, nhận định và chuẩn bị tâm lý trước nhé. Nếu bạn còn vấn đề băn khoăn có thể nhờ bác sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn để giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp với tình trạng và điều kiện của bản thân nhé!
>>> Tham khảo thêm bài viết: Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có tốt không? Giá Bao nhiêu tiền?