• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Niềng răng chữa cười hở lợi có được không?

Hiện nay, niềng răng (chỉnh nha) là một trong những giải pháp được bác sĩ tư vấn để khắc phục tình trạng cười hở lợi. Tuy nhiên, niềng răng có hết bị hở lợi không? là câu hỏi không ít người băn khoăn. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!

1. Các biểu hiện của cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là tình trạng nướu răng bị hở lộ quá nhiều (vượt quá 3mm) khi cười. Dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại là khuyết điểm về mặt thẩm mỹ, ảnh hưởng tới vẻ đẹp nụ cười của bạn.

Cười hở lợi có 4 mức độ, từ nhẹ đến nặng và được phân biệt cụ thể như sau:

  • Cười hở lợi mức độ nhẹ: Nếu khi cười, lợi (nướu) lộ ra nhiều hơn 3mm và ít hơn 25% chiều dài của răng thì là hở lợi nhẹ.
  • Cười hở lợi mức độ trung bình: là tình trạng khi cười phần lợi (nướu) hiện nhiều hơn 25% và ít hơn 50% chiều dài của răng.
  • Cười hở nặng: Phần lợi (nướu) hiện nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của răng khi cười nghĩa là bạn bị cười hở lợi nặng.
  • Cười hở lợi ở mức độ rất nặng: Nếu lợi (nướu) hiện nhiều hơn 100% chiều dài của răng tức là bạn đang bị cười hở lợi rất nặng.

2. Nguyên nhân cười hở lợi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng cười hở lợi, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây:

  • Do răng quá ngắn, tỷ lệ kích thước của răng thấp hơn lợi (nướu), làm nướu dài hơn, dẫn đến cười hở lợi dù cơ môi hoàn toàn bình thường.
  • Cười hở lợi do xương ổ răng dài, vòm xương hàm phát triển quá mạnh  khiến nướu bị đẩy ra trước nhiều, khi cười môi kéo lên gây ra cười hở lợi.
  • Cơ môi quá ngắn, khi cười bị đẩy lên cao, làm phần lợi lộ ra nhiều dù tỉ lệ răng và môi cân đối.
  • Lợi phát triển mạnh, phần lợi dài và dày, lợi bám thấp che đi chiều cao của răng cũng là nguyên nhân gây cười hở lợi.

3. Niềng răng chữa cười hở lợi có được không?

Để khắc phục cười hở lợi, niềng răng là một trong những biện pháp được bác sĩ chỉ định điều trị. 

Phương pháp này được thực hiện bằng cách: gắn các khí cụ chỉnh nha lên răng để tạo lực kéo điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm và cân đối khớp cắn giữa hai hàm răng. Niềng răng giúp răng đều đẹp và khắc phục tình trạng hở lợi khi cười. Tuy nhiên, niềng răng có làm giảm cười hở lợi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng và cấu trúc của răng. 

Trên thực tế, phương pháp này chỉ có tác dụng với trường hợp cười hở lợi ở mức độ nhẹ hoặc các trường hợp cười hở lợi do răng ngắn. Trong quá trình niềng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cung hàm, kéo răng dài hơn, tạo nên sự cân đối hài hòa giữa lợi và răng để nụ cười của bạn cũng được tự nhiên hơn.

Còn với các trường hợp cười hở lợi nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể, tùy thuộc vào tình trạng hở lợi của mỗi người.

  • Nếu cười hở lợi do xương ổ răng quá dài thì có thể niềng răng, nhưng phải kết hợp với kỹ thuật đánh lún răng và xương.
  • Nếu cười hở lợi do nướu thì có thể tiêm chất làm giãn cơ hoặc cắt lợi thừa.
  • Nếu cười hở lợi do xương hàm thì nên phẫu thuật cắt gọn phần xương hàm gây cười hở lợi.

Niềng răng chỉ giúp giảm tình trạng cười hở lợi chứ không hoàn toàn khắc phục được khuyết điểm này. Để biết tình trạng răng của mình có thể niềng để giảm cười hở lợi hay không, bạn cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ mới có nhận định chính xác.

Có nhiều người đang truyền tai nhau một số phương pháp chữa cười hở lợi tại nhà. Nếu đang muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Các cách chữa cười hở lợi tại nhà đơn giản mà hiệu quả

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU