Thời điểm tháo niềng là khoảnh khắc được nhiều người mong đợi nhất. Ai cũng rất háo hức chờ đến ngày đó. Vậy đeo niềng răng bao lâu thì có thể tháo? là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang có dự định niềng răng để thay đổi khuôn mặt. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc tương tự, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm đáp án nhé!
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng là giải pháp sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung, khay niềng… để điều chỉnh lại các trường hợp răng mọc lệch lạc, răng thưa, răng hô, móm… Qua đó giúp đem lại cho bạn hàm răng đều đẹp, thẩm mỹ, khuôn mặt hài hòa và khả năng ăn nhai tốt hơn.
Niềng răng được đánh giá là giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả và không xâm lấn đến mô răng hay nướu răng.
2. Niềng răng bao lâu thì có thể tháo?
Niềng răng mất bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ phức tạp của răng, mong muốn của bệnh nhân, độ tuổi, phương pháp niềng răng và những điều trị đi kèm (nếu có).
Với trường hợp không nhổ răng thì thời gian có thể là 12 – 18 tháng, còn nếu phải nhổ thì khoảng 24 tháng là bạn đã có một nụ cười đẹp. Ngoài ra, nếu mức độ răng nặng thì có thể kéo dài đến 36 tháng hoặc hơn. Do đó, để biết chính xác niềng răng trong bao lâu, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra.
Niềng răng bao lâu thì xong còn tùy vào đối tượng niềng răng là trẻ em hay người lớn.
-
Trẻ em đeo niềng răng bao lâu thì có thể tháo
Ở giai đoạn đầu (trẻ từ 6 – 12 tuổi) là thời điểm trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Nếu niềng răng trong thời điểm này có nghĩa là đang chỉnh sửa những sai lệch và sắp xếp lại chỗ cho răng để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, từ đó giúp quá trình điều chỉnh răng sau này đơn giản và nhanh chóng hơn. Hơn nữa, giai đoạn này còn điều chỉnh những lệch lạc về xương giữa xương hàm trên và xương hàm dưới để xương 2 hàm có thể phát triển một cách tự nhiên nhất.
Giai đoạn hai là giai đoạn phát triển, lúc này này trẻ bắt đầu dậy thì. Đây cũng là thời điểm xương hàm phát triển mạnh nhất. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào sự phát triển của trẻ để điều chỉnh cung hàm, khuôn mặt cũng như sắp xếp các răng cho đều đặn.
Nếu trẻ đã trải qua điều trị ở giai đoạn 1 thì giai đoạn 2 sẽ đơn giản và ít tốn thời gian hơn do trẻ có khả năng không cần phải nhổ răng. Thực tế, ở giai đoạn này này, bác sĩ rất ít khi nhổ răng mà sẽ chờ trẻ phát triển rồi xem xét có nên nhổ hay không. Bởi nếu chỉ định sai, việc chỉnh nha để điều chỉnh lại rất khó.
Nếu răng hàm của trẻ phát triển bình thường sau khi điều trị ở giai đoạn 1 thì không cần tiến hành giai đoạn 2.
-
Niềng răng mất thời gian bao lâu ở người lớn
Niềng răng ở người trưởng thành sẽ lâu hơn so với trẻ em do lúc này xương hàm và răng đã có sự ổn định và cứng cáp nên cần nhiều thời gian để điều chỉnh. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, không còn khoảng trống trên cung hàm nên trong một số trường hợp bác sĩ phải chỉnh định nhổ răng để có khoảng trống kéo răng đều lại.
Tuy nhiên, với các kỹ thuật niềng răng hiện đại hiện nay, niềng răng cho người lớn cũng đã trở đơn giản hơn so với trước mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao. Đồng thời, thời gian đeo niềng cũng được rút ngắn lại khoảng 3 – 6 tháng. Để đạt được điều này, người niềng răng phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Ngoài ra nên chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận nhằm hạn chế xuất hiện các bệnh lý răng miệng khiến kéo dài thời gian điều trị.
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian niềng răng
Thực tế rất khó xác định chính xác con số niềng răng khoảng bao lâu cho tất cả mọi người. Điều đó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:
-
Độ tuổi của người niềng răng
Theo như các bác sĩ chuyên khoa thì niềng răng thực hiện càng sớm càng tốt, thời gian đeo niềng cũng sẽ ngắn hơn. Độ tuổi chỉnh xương đẹp nhất là trong khoảng 6 – 12 tuổi. Khi đó, xương hàm vẫn còn mềm, chưa cứng như giai đoạn trưởng thành nên rất dễ uốn nắn, cân chỉnh lại. Do đó, việc thăm khám và được điều trị, theo dõi bởi bác sĩ chỉnh nha ở độ tuổi này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều chỉnh những sai lệch về xương.
-
Tình trạng răng miệng
Mật độ răng thưa hay dày cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng thưa mất bao lâu. Nếu răng bị thưa, bác sĩ sẽ không cần phải nhổ răng mà chỉ cần tạo lực siết để các răng khít sát lại. Lúc này thời gian đeo niềng sẽ nhanh hơn so với trường hợp phải nhổ răng do mật độ răng dày.
Còn với trường hợp răng hô, móm, lệch lạc nặng… thì thời gian đeo niềng sẽ tốn nhiều hơn so với những người khuyết điểm nhẹ.
-
Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng
Việc ăn uống không đúng cách, thường xuyên sử dụng những thực phẩm dai, cứng sẽ dễ dẫn đến tình trạng bung sút mắc cài, dây cung hoặc làm chệch khớp chỉnh nha của bác sĩ. Vì thế, thời gian đeo niềng trong bao lâu sẽ trở nên lâu hơn.
Hơn nữa, một số bệnh nhân không tuân thủ giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng theo lời dặn bác sĩ hoặc đánh răng sai cách khiến vi khuẩn tích tụ, gây ra các bệnh lý răng miệng. Lúc này, bác sĩ buộc phải điều trị các bệnh răng miệng trước rồi mới tiếp tục quá trình niềng răng. Do đó, thời gian đeo niềng sẽ kéo dài hơn so với dự định.
-
Chất lượng nha khoa
Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng rất quan trọng đến thời gian và kết quả niềng răng. Một địa chỉ nha khoa được đánh giá tốt là nơi sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm và nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra còn trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra tốt đẹp, từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị cũng như tránh tình trạng bệnh nhân niềng lại ở nha khoa khác.
4. Chăm sóc răng miệng như thế nào để có thể tháo niềng sớm?
Thời gian tháo niềng sớm hay không còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc răng miệng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt cho đến việc vệ sinh răng miệng. Do đó, nếu muốn tháo niềng răng trước thời hạn, rút ngắn thời gian chỉnh nha bạn nên tuân thủ các yêu cầu sau:
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin và khoáng chất. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, không dùng răng cắn trực tiếp những đồ ăn quá dai hoặc quá cứng mà nên cắt nhỏ thức ăn…
- Vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Chải răng nhẹ nhàng, theo hướng thẳng bằng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương nướu. Sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa còn sót lại để tránh gây các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
- Thăm khám răng thường xuyên theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, mức độ di chuyển của răng và tăng lực siết để răng dịch chuyển tiếp tục. Đồng thời ngăn chặn kịp thời những bệnh lý răng miệng đang xảy ra để tránh làm kéo dài thời gian đeo niềng.
Trên đây là những chia sẻ của nha khoa Quốc tế Westway về vấn đề “Đeo niềng răng bao lâu thì có thể tháo”. Hy vọng với những thông tin này đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn. Và đừng quên lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao và hệ thống máy móc hiện đại để quá trình niềng răng được diễn ra nhanh chóng và có kết quả tốt đẹp nhé!
Tham khảo bài viết tiếp theo: Người mới niềng răng nên ăn và kiêng gì?