Không giống trồng răng cho người trẻ, khi trồng răng Implant cho người lớn tuổi đòi hỏi phải thăm khám kỹ lưỡng, cân nhắc về phương pháp phục hình, sức khỏe, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai sao cho quá trình phục hình đạt hiệu quả nhất. Vậy những lưu ý khi trồng răng Implant cho người cao tuổi là gì? Cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin bạn nhé!
1. Những ảnh hưởng khi mất răng ở người lớn tuổi
Ở độ tuổi càng cao thì sức khỏe răng miệng càng yếu, càng dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như: răng nhạy cảm, khô miệng, bệnh về nướu, mất răng toàn hàm… Và một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi chính là tình trạng mất răng, gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần.
- Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá: Khi răng bị mất, khả năng ăn nhai sẽ giảm sút khiến việc ăn uống không ngon miệng, dẫn đến thiếu các dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể, làm cơ thể suy yếu, từ đó dễ mắc các bệnh đường ruột và tiêu hóa…
- Gây ra tình trạng tiêu xương hàm: làm khuôn mặt bị biến dạng, lão hoá, má hóp ở người già.
- Xô lệch vị trí của các răng còn lại: Mất răng sẽ tạo khoảng trống ở vị trí răng bị mất, khiến cho các răng còn lại bị xô lệch, di chuyển khỏi vị trí ban đầu … dẫn đến sự sai lệch về khớp cắn.
- Mất tính thẩm mỹ: Mất răng khiến bệnh nhân thiếu tự tin trong giao tiếp, đặc biệt đối với trường hợp mất răng cửa.
- Phát âm không chính xác: Khi răng bị mất, đặc biệt là vị trí răng cửa sẽ khiến bệnh nhân khó phát âm chính xác được từng chữ, dễ nói ngọng.
- Ảnh hưởng gây loạn khớp thái dương hàm: Khi bị mất răng dẫn đến sai khớp cắn, tình trạng tiêu xương hàm kéo dài, dây thần kinh sẽ nằm gần niêm mạc hơn (bệnh loạn năng khớp thái dương hàm) gây đau đầu, đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ-vai-gáy…
2. Các phương pháp trồng răng cho người lớn tuổi
Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng cho người lớn tuổi bao gồm: hàm tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.
2.1. Hàm giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là giải pháp phục hình thân răng. Cấu tạo của loại răng giả này bao gồm nền hàm nhựa mô phỏng mô nướu và răng giả được ép lên trên. Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và gửi thông số về cho kỹ thuật viên phòng thí nghiệm để chế tạo răng giả tháo lắp. Sau đó, lắp răng giả lên nướu răng.
Hạn chế lớn nhất của kỹ thuật này là lực nhai không cao, chỉ khoảng 30 – 40% răng tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng không được gắn cố định nên còn nhiều khuyết điểm như:
- Không có chân răng nên không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm;
- Độ bền kém;
- Sau một thời gian nếu không vệ sinh kỹ, dịch miệng ngấm vào hàm giả gây mùi hôi dẫn tới hôi miệng;
- Hàm giả tháo lắp rất nhạy cảm với các thức ăn nóng lạnh, đặc biệt là dễ biến dạng trong môi trường nước nóng có nhiệt độ cao.
Hàm giả tháo lắp được xem là phương án cuối cùng, thường được chỉ định cho bệnh nhân không đủ điều kiện hoặc không muốn áp dụng những phương pháp khác.
2.2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ mượn lực nâng đỡ của những răng bên cạnh để khôi phục lại thân răng đã mất. Khi bệnh nhân mất 1 răng, bác sĩ sẽ mài 2 răng bên cạnh và gắn cầu 3 răng sứ lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 2 – 4 ngày. Lực nhai khá cao, khoảng 60 – 70% răng tự nhiên.
Thế nhưng, khi tuổi càng cao và dưới tác động cơ, hóa học, sức khỏe của các răng ít nhiều đều giảm sút. Nếu chúng quá yếu, tuổi thọ và lực nhai của cầu răng sẽ không được đảm bảo. Hơn nữa, giải pháp này cũng không thể khôi phục được chân răng tại vị trí mất răng nên làm cầu răng sứ vẫn bị tiêu xương hàm.
Do đó, chúng ta chỉ nên thực hiện cầu răng sứ khi bị mất 1 răng hoặc một vài răng. Những trường hợp mất nhiều răng liên tiếp hay mất răng toàn hàm không thể thực hiện được.
2.3. Cấy ghép Implant
Trụ Implant là một trụ có kích thước nhỏ được làm từ Titanium. Chúng được sử dụng cấy ghép vào xương hàm để thực hiện vai trò tương tự chân răng. Sau một thời gian để trụ Implant bám chắc, liên kết chặt chẽ với xương hàm, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.
Điểm khác biệt của trồng răng Implant với các phương pháp trồng răng giả truyền thống nằm ở khả năng bảo tồn xương hàm do răng Implant có chân răng. Vì thế, chúng hoạt động tương tự như răng thật, hạn chế tiêu xương và khả năng ăn nhai rất chắc chắn.
3. Trồng răng Implant cho người lớn tuổi có tốt không?
Vấn đề trồng răng Implant cho người lớn tuổi có tốt không còn phụ thuộc vào tình trạng, điều kiện và nhu cầu của mỗi người. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Khi chọn răng Implant để phục hình, bạn hoàn toàn có thể an tâm về tính thẩm mỹ, độ bền và chức năng ăn nhai kéo dài thậm chí là vĩnh viễn. Đồng thời còn ngăn chặn hiệu quả quá trình tiêu xương diễn ra, bảo vệ vị trí của các răng còn lại.
Tuy nhiên, trồng răng Implant có mức chi phí thực hiện còn khá cao. Thời gian thực hiện và để cơ thể thích ứng trụ implant khá dài. Thông thường là từ 1 – 3 tháng thì mới bắt đầu tiến hành lắp mão sứ. Trong một vài trường hợp đặc biệt thời gian để cơ thể thích ứng có thể kéo dài lên tới 6 tháng. Ngoài ra, người lớn tuổi cần phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau:
- Xương hàm chắc khỏe và có độ ổn định cao.
- Quá trình cấy ghép implant diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài. Vì vậy, vấn đề sức khỏe càng phải được đảm bảo. Với những người có tiền sử về bệnh tim mạch, gan, thận… Việc trồng răng implant có thể làm phát sinh một số vấn đề khi thực hiện.
- Khi bước qua độ tuổi 50, mật độ xương của con người bắt đầu suy giảm. Chính vì vậy, cần phải chắc chắn mật độ xương của người trồng răng còn phải đủ tốt. Và không mắc các bệnh loãng xương.
- Tình trạng tụt nướu, tụt lợi chưa quá mức nghiêm trọng.
Với những tiêu chuẩn và đặc điểm khi cắm trụ Implant, bạn cần cân nhắc thật kỹ và kiểm tra sức khỏe tổng quát trước để nhận được lời khuyên và ý kiến của bác sĩ về một phương pháp phù hợp nhất dành cho bạn.
4. Lợi ích khi trồng răng Implant cho người già
Trụ Implant là một trụ nhỏ làm bằng Titanium dùng để nâng đỡ cho cầu răng, mão răng hay hàm giả, được phẫu thuật đặt trong xương hàm. Cấy ghép Implant nhằm phục hồi lại tính thẩm mỹ cũng như chức năng của răng với màu sắc và hình dáng hoàn toàn giống răng thật. Với cấy ghép Implant:
- Ngăn ngừa và hạn chế tối đa sự tiêu xương do mất răng
- Không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, bảo tồn răng tuyệt đối
- Đảm bảo việc phát âm bình thường, không bị sai giọng do mất răng gây ra
- Vật liệu Implant lành tính, có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt
- Phục hồi chức năng ăn nhai của răng, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho cả khuôn hàm.
5. Chi phí trồng răng Implantcho người già
Hiện nay, rất nhiều nha khoa có dịch vụ trồng răng Implant giá rẻ TRỌN GÓI/ răng. Bệnh nhân trồng răng sẽ không cần phải trả thêm tiền cho các dịch vụ liên quan. Thường thì khi chọn một trụ Implant, bạn sẽ được tặng thêm một mão răng sứ tương đương.
Implant có rất nhiều loại trụ và khớp nối Abutment. Mỗi loại sẽ có ưu điểm và mức giá khác nhau. Vì thế, chi phí cấy ghép răng Implant bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng mất răng, loại trụ/loại mão răng sứ mà bạn lựa chọn và tài chính của mỗi người.
Nhìn chung, giá của 1 răng Implant sẽ dao động từ 13 – 43 triệu và tính thêm chi phí phát sinh cho các trường hợp cần ghép xương, nâng xoang,….
Chi phí cấy ghép 1 răng Implant = (Giá trụ Implant + mão răng) x Số răng cần phục hình + chi phí phát sinh
Trồng răng Implant cho người cao tuổi không những để cải thiện tính thẩm mỹ mà còn giúp ngăn chặn những vấn đề phát sinh do mất răng gây ra, duy trì khả năng ăn nhai ổn định. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn có những kiến thức cần trang bị khi trồng răng Implant cho người lớn tuổi. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin chính xác nhất về nha khoa bạn nhé!
>>> Khi bị mất răng, cấy ghép Implant chính là sự lựa chọn tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu đã cấy ghép Implant xong mà muốn niềng răng thì có được không? Câu trả lời sẽ được thông tin trong bài viết tiếp theo: Trồng răng Implant có niềng được không?