• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Nguyên nhân và cách xử lý răng ê buốt sau khi bọc sứ

Bọc răng sứ tuy giúp khắc phục hiệu quả các nhược điểm của răng, mang đến một nụ cười đẹp, tự tin nhưng trong một số trường hợp xuất hiện hiện tượng răng ê buốt sau khi bọc sứ. Vậy, nguyên nhân bọc răng sứ bị nhức là do đâu? Trường hợp này cần giải quyết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân khiến răng ê buốt sau khi bọc sứ

Muốn răng sứ được vững chắc trên cung hàm, bác sĩ sẽ mài lớp men răng bên ngoài với tỷ lệ đã được tính toán từ trước để làm cùi trụ, rồi bọc mão răng sứ lên trên răng thật. 

Thông thường, tỷ lệ mài răng sẽ không gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hệ thống tủy răng nên sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khách hàng có thể sẽ gặp phải tình trạng ê buốt, đau nhức sau khi bọc răng trong 1 tuần  đầu tiên. Điều này là bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. 

Thế nhưng, nếu tình trạng đau nhức và ê buốt nặng, kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần trực tiếp đến phòng khám Nha khoa để bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân để sớm khắc phục.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng bọc răng sứ bị ê buốt là:

  • Khi lắp mão răng sứ lên cùi răng, nướu sẽ nhạy cảm hơn và có thể bị đau nhức nên phải mất một khoảng thời gian, mới có thể thích ứng được. Sau khoảng 2 tuần, bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa.
  • Trường hợp răng sâu, phải điều trị tủy trước khi bọc răng, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn hết mô và tủy răng bị nhiễm trùng để bọc sứ cho răng sâu. Nếu tủy răng bị nhiễm khuẩn còn sót lại sẽ khiến bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức kéo dài.

  • Nếu bác sĩ tính toán sai tỷ lệ mài răng hoặc do tay nghề mài răng không được chuẩn có thể khiến răng bị mài quá nhiều, làm lộ ngà răng, gây ra hiện tượng đau buốt sau khi bọc răng sứ.
  • Khi răng sứ bị lệch so với răng đối diện, khiến lực ăn nhai dồn lên thân răng, tăng áp lực lên chân răng thật nên khiến bạn cảm thấy đau nhức.
  • Thói quen nghiến răng cũng làm răng đối diện chịu tác động mạnh và liên tục lên răng, khiến răng phải chịu áp lực rất lớn. Do đó, bạn sẽ cảm thấy ê buốt và đau nhức sau mỗi lần nghiến răng (thường vào buổi sáng khi ngủ dậy).
  • Một số trường hợp đau nhức còn xảy ra do tình trạng keo dán Nha khoa bị lỏng, rò rỉ ra bên ngoài, khiến bạn bị ê buốt nướu. Trong một số trường hợp có thể làm răng sứ bung ra ngoài.
  • Nếu thực hiện bọc răng bằng loại răng sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo tính dẫn nhiệt sẽ gây buốt cùi răng khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. 
  • Sau khi bọc răng bị đau nhức, ê buốt có thể do trong quá trình bọc răng, bác sĩ chỉnh khớp cắn chưa chuẩn, làm răng bị cộm khiến cho quá trình ăn nhai ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, gây cảm giác ê nhức kéo dài. Khi gặp phải trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cùi răng thật.   

2. Cách khắc phục tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ

Thông thường, sau khi bọc răng, bạn sẽ bị ê nhẹ khoảng 3 ngày đến 1 tuần (tùy cơ địa mỗi người). Tuy nhiên, nếu sau khi bọc răng sứ bị đau, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể. Không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của răng và còn khiến bạn cảm thấy đau hơn.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức là do đâu để từ đó đưa ra cách khắc phục phù hợp.

  • Nếu nguyên nhân đau là do tủy răng chưa được điều trị triệt để, bác sĩ sẽ gỡ răng sứ ra, điều trị lại tủy rồi làm răng sứ mới cho bạn.
  • Nếu răng đau do bị cộm, khớp cắn sai lệch, bác sĩ sẽ cân chỉnh lại chính xác khớp cắn để bạn thoải mái hơn khi ăn nhai.

Ngoài ra, để tránh tình trạng đau nhức sau khi bọc răng, bạn cũng cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng sứ mỗi ngày:

  • Chải răng đều đặn 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm để loại bỏ mảng bám và ngăn tình trạng hôi miệng
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn để hỗ trợ làm sạch răng.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến răng miệng
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, không ăn đồ ăn quá dai, cứng, tăng cường ăn rau củ, trái cây để bổ sung vitamin…

Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ răng đòi hỏi bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao mới đảm bảo kết quả làm răng đạt hiệu quả tối ưu và không gây đau nhức, ê buốt hay những biến chứng đáng tiếc sau khi làm răng. Vì thế, trước khi làm răng, bạn hãy lựa chọn cho mình một Nha khoa uy tín, chuyên về thẩm mỹ răng sứ để được thăm khám và làm răng bởi bác sĩ giỏi, công nghệ làm răng hiện đại và sử dụng loại răng sứ có nguồn gốc rõ ràng nhé!

Sau khi bọc răng, một số trường hợp hiếm khách hàng bị tụt lợi, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Nguyên nhân và cách khắc phục bọc răng sứ bị tụt lợi

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU