Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người lựa chọn bởi ưu điểm phục hồi hiệu quả tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Trên thị trường răng sứ hiện nay, có rất nhiều loại sứ khiến nhiều người băn khoăn, không biết lựa chọn loại răng sứ nào.
Đâu mới là loại răng sứ phù hợp với bạn? Nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây, để có một số thông tin cần thiết về một số loại răng sứ phổ biến hiện nay nhé!
1. Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình và cải thiện thẩm mỹ cho răng phổ biến hiện nay, được áp dụng cho những răng: sứt mẻ, gãy vỡ, răng thưa, răng hô vẩu móm, răng mọc lệch lạc, răng bị sâu răng, viêm tủy, mòn men răng…
Bọc sứ thực hiện bằng cách mài đi một lớp men răng để làm cùi trụ, sau đó sử dụng một mão sứ có hình dáng và màu sắc như răng thật lắp lên trên, nhờ đó giúp bảo vệ răng thật, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.
2. Các loại răng sứ kim loai hiện nay
Răng sứ được phân loại dựa vào chất liệu cấu tạo nên chúng, bao gồm: Răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.
Răng sứ kim loại thường
Là loại răng có cấu tạo gồm lớp sườn bên trong được làm từ hợp chất kim loại (Niken – Crom hoặc Crom – Coban, …) bên ngoài phủ một lớp sứ thẩm mỹ mỏng Ceramco3.
Răng sứ kim loại thường có các ưu điểm: Đảm bảo chức năng ăn nhai, giá thành không quá cao, phù hợp với thu nhập của nhiều người…
Tuy nhiên, răng sứ kim loại cũng có một số nhược điểm như:
- Lớp hợp kim dễ bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng sau một thời gian sử dụng, do trong nước bọt có axit, làm cho viền răng chuyển dần sang màu đen, gây mất thẩm mỹ.
- Răng sứ kim loại thường có màu sắc gần giống răng thật, nhưng không được tự nhiên hay đẹp tinh xảo như những loại răng toàn sứ.
- Có nguy cơ kích ứng đối với những khách hàng bị dị ứng với kim loại.
- Lớp sườn sứ được chế tác khá dày nên khi bọc răng, răng thật phải mài với tỷ lệ nhiều hơn để vừa với mão sứ.
Răng sứ kim loại Titan:
Răng sứ Titan có cấu tạo là phần khung sườn làm bằng hợp kim Niken-Crom-Titan, bên ngoài phủ lớp sứ Ceramco3. Trong đó, hợp kim Titan chiếm 4 đến 6%.
Ưu điểm:
- Răng sứ Titan có độ bền chắc, độ tương thích sinh học cao, không gây kích ứng với môi trường khoang miệng.
- Giá răng sứ Titan cũng không quá cao, nhưng tuổi thọ răng lại lên đến 10 năm nếu biết cách chăm sóc tốt.
Nhược điểm của răng sứ Titan là thân răng hơi đục, độ trong không được tự nhiên như răng toàn sứ. Hơn nữa, bản chất răng sứ Titan vẫn là răng sứ kim loại nên vẫn có hiện tượng oxi hóa, gây ra tình trạng đen viền nướu trong quá trình sử dụng.
Răng sứ kim loại quý:
Răng sứ kim loại quý thường được cấu tạo chủ yếu từ kim loại hoặc hỗn hợp kim loại quý như vàng, bạc, platin hay palladium… với lớp vỏ ngoài được phủ bởi những lớp sứ mỏng.
Ưu điểm:
- Tuổi thọ cao (trên 15 năm)
- Độ bền cao, không bị đen viền nướu
- Tính tương thích sinh học tốt
- Có khả năng chống viêm nhiễm răng và nướu do kim loại vàng có tính sát khuẩn.
Nhược điểm:
- Cần bác sĩ phải có tay nghề cao để thực hiện
- Màu sắc không được tự nhiên như răng thật
- Chi phí khá cao so với các loại răng sứ kim loại khác
Các loại răng toàn sứ (răng sứ không kim loại) hiện nay:
Răng toàn sứ được cấu tạo từ khối sứ đồng chất, không lẫn tạp chất và được chế tác tinh xảo cả phần sườn và mặt ngoài của răng. Răng toàn sứ có nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số loại sứ cơ bản mà bạn có thể tham khảo:
Răng sứ Cercon:
Là loại răng toàn sứ cao cấp, có cấu tạo gồm: lớp sườn bên trong là sứ Zirconia và bên ngoài là lớp sứ Cercon.
Răng sứ Cercon được đánh giá là một trong những dòng răng toàn sứ tốt nhất hiện nay, đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mỹ, độ bền chắc và an toàn cho sức khỏe.
Ưu điểm của răng sứ Cercon:
- Răng sứ Cercon có tính tương thích với các mô trong khoang miệng rất tốt nên không bị đen viền răng như răng sứ kim loại. Hơn nữa cực kỳ lành tính với cơ thể, an toàn tuyệt đối với sức khỏe người sử dụng.
- Nhờ được chế tác từ của công nghệ CAD/CAM tiên tiến, đảm bảo độ chính xác cao trong việc chế tác, sườn răng sứ phù hợp, khít sát với cùi răng trong thiết kế
- Nếu biết cách chăm sóc răng miệng tốt, tuổi thọ răng sứ Cercon có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm.
Nhược điểm của răng sứ Cercon: Sứ Cercon có thiết kế khung sườn mỏng, khả năng chịu lực khá tốt nhưng lớp sườn trong suốt sẽ khó che được những phân tử xám màu. Do đó, đối với một số trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh nặng cần cân nhắc khi sử dụng loại răng sứ này.
-
Răng sứ Zirconia:
Răng sứ Zirconia có phần sườn được làm từ sứ Zirconia và lớp sứ tạo màu để màu sắc răng sứ như màu răng thật.
Ngoài độ thẩm mỹ thì răng sứ Zirconia có độ cứng gấp 7 đến 8 lần răng thật, giúp răng có lực nhai tốt và khả năng chống mài mòn cao.
Răng sứ Zirconia thích ứng rất tốt với cơ thể, hạn chế nhiều biến chứng có thể xảy ra và không bị ánh đen khi có ánh sáng chiếu vào.
Tuổi thọ của răng sứ Zirconia có thể lên đến 15 năm nếu được phục hình và chăm sóc tốt.
Nhược điểm của loại răng này là chi phí phục hình khá cao, sườn sứ đục hơn sứ thủy tinh nên phải mài mô răng nhiều hơn (nhưng không nhiều bằng những loại sứ có sườn kim loại).
Răng sứ Venus:
Răng sứ Venus là một bước tiến quan trọng trong công nghệ làm răng thẩm mỹ, được làm từ chất liệu siêu nhẹ, cấu tạo từ 100% phôi vật liệu có xuất xứ từ Đức, với độ cứng 900Mpa, sản xuất theo công nghệ CAD/CAM hiện đại, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại sứ này để thẩm mỹ răng.
Răng sứ Venus sở hữu những ưu điểm như: độ bền cao, màu sắc tự nhiên, khả năng chịu lực tốt, không bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng.
Mặc dù có độ cứng từ 300 đến 400 MPa, cao hơn 1,6 lần so với răng sứ kim loại nhưng răng sứ Venus vẫn kém hơn so với các dòng răng toàn sứ khác.
Khả năng phản quang không cao nên sứ Venus không có độ trắng, sáng, trong như các loại răng sứ cao cấp khác. Ngoài ra, răng sứ được chế tác khá dày nên khi bọc răng sẽ phải mài nhiều răng gốc.
Răng sứ E-max:
Răng sứ Emax gồm hai loại: răng sứ Emax thủy tinh và răng sứ Emax Zirconia.
Cấu tạo của răng sứ Emax gồm 2 phần: lớp sườn sứ được làm từ những sợi gốm sứ thủy tinh công nghệ cao (Glass Ceramic), bên ngoài được phủ 5 lớp phủ sứ, giúp cho răng Emax có độ thấu quang và độ trong như răng thật.
Emax là loại răng toàn sứ có tính thẩm mỹ, độ bền cao, an toàn và lành tính với cơ thể nên được các khách hàng đã từng phục hình răng đánh giá rất cao.
Răng sứ Emax có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm là: Răng sứ khá mỏng nên khó che được màu răng thật nếu răng nhiễm màu nhiều. Để khắc phục cần sử dụng chất gắn chuyên dụng để tạo cảm giác tự nhiên nên chi phí làm răng sẽ cao hơn.
Độ cứng của răng Emax cũng không cao (cụ thể là emax press) nên loại răng sứ này không được sử dụng làm cầu răng sứ.
Răng sứ Ceramill:
Răng sứ Ceramill được làm từ vật liệu Ceramill Zolid, có cấu tạo đa lớp nên độ sáng bóng như răng thật,
Được sản xuất bằng công nghệ CAD/CAM, với độ chính xác tuyệt đối, độ mỏng hoàn hảo (chỉ 0.25mm) nhưng có khả năng chịu lực lên tới 1100 Mpa. Do đó, khi bọc răng sứ bằng sứ Emax răng thật không cần mài nhiều, giúp bảo vệ tối đa cấu trúc răng.
Ngoài ra, loại răng này cũng có độ tương thích sinh học rất cao, không gây viêm lợi hay đen viền nướu chân răng. Độ sát khít cũng được đánh giá hoàn hảo nên răng sẽ không bị mắc thức ăn trong quá trình ăn uống, nhờ đó không gây hôi miệng.
Vì có nhiều ưu điểm nổi bật nên giá bọc răng sứ Ceramill khá cao. Tuy nhiên, với những ưu điểm mà lại răng này mang lại thì mức giá hoàn toàn xứng đáng.
3. Nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất?
Mỗi loại răng sứ sẽ có những ưu điểm riêng, vì vậy muốn chọn cho mình loại răng sứ tốt, cần dựa vào tình trạng răng miệng của mỗi người:
- Răng sứ kim loại: có chi phí thấp nhưng tính thẩm mỹ không cao nên chỉ phù hợp để phục hình các răng hàm phía trong để đảm bảo chức năng ăn nhai.
- Răng toàn sứ tuy giá cao hơn nhưng lại có tính tương thích sinh học tốt, độ thẩm mỹ cao cũng hơn so với răng sứ kim loại. Răng toàn sứ phù hợp với những trường hợp muốn bọc sứ cho răng cửa hoặc bọc răng sứ toàn hàm.
Ngoài tình trạng răng miệng, răng sứ tốt cần đảm bảo được các yếu tố: màu sắc, tuổi thọ, độ chịu lực và tính tương thích sinh học tốt.
- Về màu sắc: phải tự nhiên, hài hòa với các răng còn lại trên cung hàm, tương xứng với nướu, môi và da của khách hàng.
- Về tuổi thọ: Thường răng sứ có tuổi thọ lâu dài, nhất là dòng sứ cao cấp, có thể lên đến 20 năm, tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc răng sứ hàng ngày của mỗi người.
- Về độ chịu lực: nên chọn loại răng có chức năng ăn nhai tốt, nhất là khi ăn đồ ăn nóng, lạnh hoặc cứng.
- Về tính tương thích sinh học: Răng sứ kim loại thường gây kích ứng, dị ứng, hôi miệng, đen viền nướu… Nhưng nếu bạn chọn răng toàn sứ, thì vấn đề này sẽ không xảy ra.
Nếu bạn vẫn chưa biết tình trạng răng của mình phù hợp với loại răng sứ nào, hãy tới địa chỉ nha khoa uy tín, để bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình.
4. Chi phí phục các loại răng sứ hiện nay
Giá trồng răng sứ bao nhiêu? là vấn đề đang được rất nhiều khách hàng quan tâm. Hiện nay, mỗi nha khoa sẽ có một bảng giá răng sứ riêng với nhiều mức giá khác nhau. Bạn có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp với mình, tùy vào điều kiện kinh tế, tình trạng răng miệng của mình.
BẢNG GIÁ RĂNG SỨ | ||
TÊN DÒNG SỨ | ĐƠN VỊ | GIÁ THÀNH |
Răng sứ kim loại thường | Răng | 1,000,000 – 2,000,000 VND |
Răng sứ Titan | Răng | 2,000,000 – 3,000,000 VND |
Venus | Răng | 3,000,000 – 4,000,000 VND |
Zirconia | Răng | 4,500,000 – 6,000,000 VND |
Cercon Zirconia/ HT | Răng | 5,000,000 – 6,000,000 VND |
Ceramill | Răng | 6,000,000 – 7,500,000 VND |
Emax Press/ Zirconia | Răng | 5,000,000 – 8,000,000 VND |
Giá làm răng sứ sẽ thay đổi tùy vào bảng giá của từng Nha khoa, tay nghề của bác sĩ và cơ sở vật chất mà Nha khoa đó cung cấp. Để đạt hiệu quả phục hình răng như mong muốn, bạn hãy chọn địa chỉ Nha khoa phục hình răng uy tín, đáp ứng những tiêu chí về: đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, nguồn gốc răng sứ… để quá trình phục hình, thẩm mỹ răng chất lượng và đạt yêu cầu về thẩm mỹ của mình nhé!
Tham khảo thêm bài viết: Bọc răng sứ titan là gì? Có tốt không, giá bao nhiêu?