• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Mọc răng khôn sưng má phải làm sao?

Hầu hết ai khi trải qua quá trình mọc răng khôn đều gặp tình trạng sưng má khiến cơ thể cảm thấy khó chịu trong thời gian dài. Nếu răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí thì chỉ trải qua cơn đau mọc răng khôn sưng má trong 2 – 3 đợt đầu tiên khi răng nhú lên. Ngược lại, nếu răng mọc ngầm, mọc lệch, các cơn đau sẽ dữ dội và kéo dài hơn, kèm theo đó là những biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng sức khoẻ. Vậy, sưng má khi mọc răng khôn phải làm sao? 

1. Nguyên nhân khiến mọc răng khôn sưng má

Một số nguyên nhân gây tình trạng sưng má khi mọc răng khôn là: 

  • Viêm mô quanh răng khôn

Trong một số trường hợp, răng khôn bị chặn bởi xương hàm và các răng khác nên không thể đâm xuyên qua nướu hoặc nhú lên 1 phần sẽ hình thành các u nang hoặc túi chất lỏng xung quanh, dẫn đến tình trạng viêm mô quanh răng khôn. Từ đó gây nên hiện tượng mọc răng khôn sưng má. 

  • Phản ứng tự nhiên của cơ thể

Nguyên nhân chính gây sưng má khi mọc răng khôn là do phản ứng tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể bị chấn thương, nhiễm trùng hay mọc răng khôn, cơ thể sẽ tự cung cấp các tế bào hồng cầu, máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết khác đến vùng bị tổn thương, ảnh hưởng. Lúc này, các mạch máu nhỏ mở rộng trong khu vực và lưu lượng máu tăng lên, dẫn đến tình trạng sưng tấy khi mọc răng khôn. 

Phản ứng tự nhiên của cơ thể cũng là nguyên nhân gây sưng má mọc răng khôn
  • Thức ăn và mảng bám 

Răng khôn nếu chỉ mọc lên 1 phần, phần còn lại kẹt dưới nướu có thể tạo ra khoảng trống nhỏ. Thức ăn dễ bị mắc kẹt vào khu vực này và nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm, sưng tấy quanh răng khôn.

2. Tác hại mọc răng khôn sưng má

Sưng má răng khôn khiến bạn khó có thể ăn uống như bình thường, không thể nhai nuốt thức ăn nên dễ xuất hiện hiện tượng chán ăn, lười ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, sức khoẻ sẽ dần giảm sút. Trong một số trường hợp, răng khôn sưng má còn gây tình trạng sốt cao, khiến cơ thể mệt mỏi, chán chường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Một số tác hại của răng khôn mọc gây sưng má

Bên cạnh đó, răng khôn mọc sưng má thường là những chiếc răng mọc lệch, mọc xiên hoặc mọc đâm vào răng liền kề. Những chiếc răng này gây những tác hại tiêu cực như hơi thở có mùi do thức ăn mắc kẹt không làm sạch được, co cứng cơ hàm khiến ăn uống khó khăn, hoặc nếu răng khôn bị sâu thì vết sâu có thể lan sang vùng răng kế cận gây sâu răng liền kề…

3. Mọc răng khôn sưng má phải làm sao?

  • Nhổ răng khôn

Với trường hợp mọc răng khôn sưng má có hình dạng bất thường, hướng mọc ảnh hưởng các răng khác hoặc gây các biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ các răng khác cũng như sức khỏe người bệnh. 

Kỹ thuật nhổ răng khôn hiện nay rất tiên tiến, sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ 1 cách đơn giản, nhẹ nhàng răng khôn khỏi nướu. Nhờ đó, bệnh nhân ít cảm thấy đau nhức, khó chịu sau khi hoàn thành ca nhổ răng khôn sưng má.

Với những răng khôn mọc bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe

Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn nên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh… Không nên ăn những đồ quá cứng, dai, quá cay nóng để tránh làm tổn thương vị trí nhổ răng khôn. Đồng thời, hạn chế thuốc lá và rượu bia để vết thương nhanh phục hồi. 

  • Không nhổ răng khôn

Với trường hợp răng khôn mọc đúng vị trí, mọc thẳng, có hình dạng bình thường, không ảnh hưởng đến các răng lân cận và không có nguy cơ gây bệnh răng miệng thì có thể giữ lại được. 

Ngoài ra, những người mắc bệnh lý mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, rối loạn đông máu… thì thường bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ răng khôn vì có thể sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe người bệnh sau khi nhổ. 

Khi giữ lại răng khôn bạn cần có chế độ vệ sinh và chăm sóc kỹ hơn so với bình thường. Bởi răng khôn mọc sâu ở phía trong hàm răng nên khó có thể vệ sinh được. Vì thế rất dễ sinh sôi vi khuẩn gây viêm nướu, sâu răng, hôi miệng… 

 

Nếu giữ lại răng khôn, bạn cần có chế độ vệ sinh và chăm sóc đúng cách

4. Cách giảm đau khi mọc răng khôn bị sưng má

Hiện tượng sưng má khi mọc răng khôn sau vài ngày sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu thấy triệu chứng không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn, bạn cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị kịp thời. 

Trong trường hợp, răng khôn sưng má chỉ làm đau nhức nhẹ, hơi khó chịu thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau sưng tạm thời tại nhà sau:

  • Chườm đá lạnh: Sử dụng một vài viên đá cho vào túi vải rồi chườm bên ngoài vùng má sưng. Cơn đau sẽ nhanh chóng dịu đi và má cũng giảm sưng do hiệu ứng lạnh làm tê dây thần kinh.
Chườm đá giúp làm giảm cơn đau và giảm sưng do mọc răng khôn
  • Súc miệng với nước muối ấm: Pha loãng muối với nước ấm, sau đó súc miệng trong 30s để sát khuẩn, làm sạch khoang miệng. Nhờ đó ngăn chặn vi khuẩn, giảm cơn đau. 
  • Uống thuốc giảm đau: Trong trường hợp cơn đau quá sức chịu đựng, thuốc giảm đau sẽ hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cần có chỉ định của bác sĩ, không dùng tùy tiện, tránh ảnh hưởng sức khoẻ.
Không nên sử dụng tùy tiện thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố… để vừa hạn chế lực nhai tránh va chạm vào chỗ sưng vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Hy vọng bài viết trên đã đưa cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về vấn đề mọc răng khôn sưng má. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, cách tốt nhất nên đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ trực tiếp thăm khám, kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất cho bạn. 

Tham khảo thêm bài viết khác: Bị sưng lợi răng khôn phải làm sao?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU