• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Mọc răng khôn hàm trên phải làm sao?

Trong quá trình tiến hóa qua vài triệu năm của loài người, xương hàm của con người trở nên bé dần. Đến bây giờ, phần lớn hàm của chúng ta chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Cho nên, nếu những chiếc răng khôn dù là ở hàm trên hay hàm dưới mọc lên thì không gian thường rất hạn hẹp. Vậy đối với việc mọc răng khôn hàm trên phải làm sao? Có nên nhổ hay không? Cùng tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin bạn nhé!

1. Răng khôn hàm trên là gì?

Răng khôn hàm trên (răng số 8 hàm trên) là răng mọc cuối cùng trong hàm ở vị trí hàm trên. Thông thường, chúng thường mọc trong độ tuổi 17 – 25 tuổi. Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng nhưng sự xuất hiện lại gây ra nhiều phiền toái. Hiện nay, nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ răng khôn hay không.

2. Có nên nhổ răng khôn hàm trên không?

Việc mọc răng khôn hàm trên có nguy hiểm hay không? Có nên nhổ hay không? còn phụ thuộc vào hướng mọc của chúng. Đối với những trường hợp: răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt dưới nướu hoặc mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng sang răng hàm lớn thứ hai… gây ra những tổn hại về sức khỏe thì cần nhổ đi để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Theo thống kê có đến 70% số người phải nhổ răng khôn, 30% còn lại không phải nhổ do răng mọc thẳng, không gây ra những biến chứng hay khó chịu nào. Vì thế, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để nhận định mức độ nguy hiểm khi mọc răng khôn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

3. Trường hợp nào nên nhổ răng khôn hàm trên?

Tình trạng mọc răng khôn hàm trên của mỗi người là không giống nhau. Thực tế có nhiều trường hợp vì bệnh nhân không biết hoặc do sợ nhổ răng dẫn đến tình trạng mọc răng khôn diễn tiến nặng hơn, có nguy cơ cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Cho nên, việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Sau đây là những tình huống nên nhổ răng khôn hàm trên:

3.1. Răng khôn hàm trên mọc gây sốt, viêm và sưng nướu

Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài từ 1 – 3 năm. Hầu hết các tình trạng mọc răng khôn đều gây sưng nướu và đau nhức. Tuy nhiên, nếu chiếc răng khôn mọc thẳng thì cơn đau do răng mọc lên làm tách lợi sẽ nhanh chóng qua đi và hoàn toàn chấm dứt khi răng đã mọc hoàn chỉnh. Còn đối với trường hợp răng khôn hàm trên mọc lệch hay mọc ngầm rất dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, có mủ và kèm theo đó là cảm giác đau đớn hơn rất nhiều. Khi đó bạn cần phải đến nha khoa để nhổ bỏ chúng càng sớm càng tốt.

3.2. Răng khôn gây sâu răng, làm lây lan sang răng kế cận

Do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng, gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng nên chúng có nguy cơ bị sâu răng cao hơn so với những răng khác. Nếu để lâu thì vết sâu răng sẽ lan rộng sang răng kế cận làm cho chúng bị tổn thương. Trường hợp nguy hiểm nhất có thể mất luôn cả răng hàm số 7.

3.3. Răng khôn hàm trên mọc gây xô lệch cả hàm răng

Nếu răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch, sau một thời gian dài liên tục sẽ tác động đến toàn bộ hàm răng, làm những chiếc răng khác di chuyển dần gây lộn xộn và xô lệch vào nhau khiến cả hàm răng mất thẩm mỹ và tốn kém chi phí điều trị. Nên khi phát hiện răng khôn mọc sai lệch vị trí, bạn nên quyết định nhổ càng sớm càng tốt.

3.4. Răng khôn hàm trên mọc lệch không đau có nên nhổ không?

Nếu như răng khôn của bạn mọc thẳng và không có vấn đề gì thì bạn không nhất thiết phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, khi răng khôn đã mọc lệch, chúng đã không có vai trò trong chức năng ăn nhai mà còn có xu hướng gây ra tác hại đối với những chiếc răng khác, đặc biệt là với lợi và xương hàm thì cần phải nhổ bỏ ngay dù nó chưa gây ra tác động đau đớn gì cho bạn.

4. Các phương pháp nhổ răng khôn hàm trên

Hiện nay, có 3 phương pháp nhổ răng khôn hàm trên phổ biến và đều đảm bảo về sự an toàn, tạo cảm giác thoải mái trong khi nhổ răng cho bạn. Tùy vào từng trường hợp và nhu cầu của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn hình thức nhổ răng khôn phù hợp. Cụ thể như sau:

4.1. Nhổ răng khôn hàm trên bằng kìm 

Kìm nha khoa là dụng cụ chuyên dụng tại các nha khoa, được sử dụng phổ biến khi nhổ răng. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ kìm đưa vào răng và dùng lực tác động để làm gãy chân răng và lấy răng ra khỏi ổ xương. Phương pháp nhổ răng bằng kìm được áp dụng cho trường hợp răng khôn vẫn còn nguyên vẹn, có vỡ ít hoặc chân răng bị gãy nằm cao hơn so với bờ xương hàm.

Quy trình thực hiện nhổ răng khôn bằng kìm như sau:

  • Tiêm thuốc tê với liều lượng phù hợp ở vị trí răng cần nhổ
  • Bác sĩ đưa mỏ kìm vào trong miệng, mở mỏ kìm vừa phải sau đó hạ kìm xuống vị trí răng cần nhổ, bóp cán kìm để mỏ kìm kẹp chặt vào răng
  • Làm lung lay răng: Sử dụng lực làm lung lay răng một cách từ từ và liên tục, mục đích để làm đứt dây chằng ở chân răng. Răng được lung lay theo chiều từ ngoài vào trong, hoặc bác sĩ có thể xoay nhẹ chân răng để làm đứt dây chằng nhanh hơn.
  • Nhổ răng: Khi dây chằng đã đứt thì nhẹ nhàng dùng mỏ kìm để rút răng ra. Bác sĩ cần phải rút đúng kỹ thuật, không được nóng vội tránh gây ảnh hưởng tới răng đối diện.

4.2. Nhổ răng khôn hàm trên bằng cây bẩy

Bẩy cũng là một dụng cụ nha khoa thường hay được sử dụng trong quá trình nhổ răng. Tác dụng của bẩy là để làm đứt dây chằng, mở rộng ổ răng và huyệt ổ răng khiến cho răng lung lay giúp việc nhổ răng trở nên dễ dàng hơn.

Bác sĩ thường sử dụng bẩy để nhổ răng khôn hàm trên khi chân răng nằm ngang và thấp ở dưới bờ xương ổ răng. Bác sĩ có thể kết hợp bẩy nha khoa với kìm để đưa răng ra ngoài.

Quy trình nhổ răng khôn bằng bẩy:

  • Bác sĩ tách lợi, mở nướu tại vùng răng cần nhổ. Nếu chân răng bị lợi phủ lên thì phải cắt bỏ để dễ thấy chân răng.
  • Bác sĩ cầm cán bẩy đưa vào ổ răng, thọc bẩy từ từ theo chiều từ ngoài vào trong sau đó xoay và hạ cán bẩy để dây chằng chân răng đứt khỏi khung xương hàm.
  • Đưa chân răng ra ngoài, kết thúc quá trình nhổ răng.

4.3. Nhổ răng khôn hàm trên bằng máy siêu âm Piezotome

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa, phương pháp nhổ răng khôn hàm trên được phát triển để tối ưu hơn về độ an toàn, nhanh chóng và hiệu quả cao hơn bằng phương pháp sử dụng máy siêu âm Piezotome. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi trường hợp nhổ răng khôn hàm trên từ đơn giản tới phức tạp và không gây đau đớn, khó chịu trong quá trình nhổ răng.

Quy trình thực hiện: Bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm Piezotome để gây tác động đến các dây chằng xung quanh răng, chỉ sau vài giây sẽ khiến các dây chằng này bị đứt gãy. Lúc này, bác sĩ có thể dễ dàng nhổ răng khôn. Sau đó nhẹ nhàng dùng màng Collagen bôi vào vùng xung quanh vị trí nhổ răng giúp vết thương nhanh chóng lành lại.

5. Một số lưu ý giúp giảm đau khi nhổ răng khôn hàm trên

Sau khi nhổ răng khôn, thuốc tê sẽ dần hết tác dụng nên có thể bạn sẽ có cảm giác đau nhức ở vị trí vừa nhổ. Cho nên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh phát sinh biến chứng cũng như giúp vết thương được nhanh lành hơn:

  • Theo dõi vết nhổ thường xuyên

Việc này sẽ giúp bạn kịp thời phòng tránh các biến chứng và có những biện pháp xử lý sao cho phù hợp khi có các trường hợp xấu xảy ra. Việc theo dõi này rất đơn giản, chỉ cần bạn quan sát vị trí nhổ răng mỗi ngày.

Nếu phát hiện thấy có bất cứ điều gì bất thường như chỗ nhổ răng có mủ, đau đớn, sốt cao dai dẳng không dứt thì hãy liên hệ ngay tới bác sĩ. Lưu ý không dùng tay hoặc vật cứng tác động vào vùng răng mới nhổ vì nó có thể gây tổn thương các mô đang hồi phục, tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như biến chứng nơi nhổ răng.

  • Cẩn thận hơn trong việc ăn uống

Hãy ăn các loại thực phẩm mềm và chứa nhiều chất dinh dưỡng như cháo, súp và ăn nhiều rau xanh. Bởi trong rau xanh có nhiều chất khoáng giúp cho việc hồi phục răng tốt hơn. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thức như bia, rượu, thuốc lá vì chúng khiến cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn, tăng nguy cơ làm vết nhổ nhiễm trùng gây nên các biến chứng nguy hiểm.

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Bạn không nên chải răng, khạc nhổ hay súc miệng bằng dung dịch súc miệng trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Hành động này có thể gây cản trở tiến trình bình phục và làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn viêm ổ răng khôn hoặc nhiễm trùng.

Ngoài ra, chúng ta cũng không nên dùng bàn chải ở vị trí vừa mới nhổ răng trong vòng 3 ngày. Thay vào đó, bạn có thể súc miệng với 1/2 cốc nước ấm và 1 ít muối.

Mọc răng khôn hàm trên phải làm sao? Điều này còn phải phụ thuộc vào từng tình trạng của mỗi người. Cho nên, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi phát hiện cảm giác đau nhức, khó chịu. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và đánh giá mức độ tình trạng để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

>>> Việc mọc răng khôn hàm dưới thường xảy ra ở hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận định chính xác mình có đang mọc răng khôn hay không? Vậy thì bạn có thể tham khảo bài viết Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới và cách xử lý để có thêm thông tin cần thiết khi mọc răng khôn ở hàm dưới.

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU