Trồng Implant là giải pháp khôi phục răng mất được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ những ưu điểm nổi bật. Nói về cấy ghép Implant, ngoài Implant thông thường, chúng ta còn nghe nói đến một loại trụ khác, gọi là mini Implant. Vậy cấy ghép mini Implant là gì? Mini Implant giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
1. Mini Implant là gì? Cấu tạo của mini Implant gồm những gì?
Mini Implant là những Implant có đường kính nhỏ hơn 3mm, dài từ 13 đến 16mm, hình dáng giống cây đinh vít và được làm bằng Titanium nguyên chất.
Mini Implant được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp bệnh nhân mất răng không đủ điều kiện trồng Implant truyền thống.
Mini Implant cũng có cấu tạo tương tự như Implant truyền thống nhưng với kích thước nhỏ hơn, gồm có: trụ Implant, Abutment và mão răng sứ.
Tùy tình trạng của xương hàm và vị trí răng đã mất, bác sĩ sẽ lựa chọn loại mini Implant có kích thước phù hợp với bạn
2. Cấy ghép mini Implant có ưu và nhược điểm gì?
Là phương pháp thay thế cho trồng răng Implant truyền thống trong một số trường hợp nhất định nên nó sở hữu những ưu điểm sau:
- Quy trình cấy ghép được thực hiện khá đơn giản, tỷ lệ cấy ghép đạt thành công cao, hạn chế đau đớn trong thời gian điều trị.
- Trồng mini Implant không cần phải phẫu thuật lật vạt nên ít gây tổn thương cho xương hàm, nhờ đó tốc độ lành thương nhanh hơn. Vì thế rất thích hợp với người lớn tuổi có mật độ xương hàm thưa, không đủ điều kiện để cấy trụ Implant thông thường.
- Vì thời gian lành thương nhanh nên khôi phục khả năng ăn nhai cũng nhanh, giúp bạn có thể dễ dàng ăn uống sau khi trồng răng mini Implant.
- Mini Implant có kích thước nhỏ gọn, quy trình cấy ghép đơn giản nên chi phí trồng răng cũng sẽ thấp hơn so với trồng răng bằng trụ Implant thông thường.
- Giúp giữ hàm giả cố định chắc chắn, đảm bảo khả năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khách hàng.
Tuy nhiên có nhiều ưu điểm nhưng Mini Implant cũng có những hạn chế sau đây:
- Kích thước nhỏ nên khả năng chịu lực không bằng Implant thông thường. Nếu ăn những thực phẩm quá cứng hay gặp phải va chạm mạnh sẽ dễ bị hỏng trụ.
- Mini Implant chỉ phù hợp với một số vị trí răng trước. Nếu đặt vào vị trí răng ăn nhai quan trọng thì hiệu quả ăn nhai sẽ không đạt như mong muốn.
- Trụ mini Implant không có tính ổn định hay thời gian sử dụng lâu dài so với trụ Implant thông thường.
3. Cấy ghép mini Implant có gì khác so với cấy ghép implant thông thường?
So với Implant thông thường, thì mini Implant có một số khác biệt sau:
- Kích thước của mini Implant khá nhỏ, chỉ bằng khoảng một nửa trụ Implant thông thường, dao động khoảng 13 đến 16 mm.
- Mini Implant có kích thước nhỏ nên chi phí mini Implant sẽ thấp hơn so với các trụ Implant thông thường.
- Vì có kích thước nhỏ nên kỹ thuật cấy ghép mini Implant cũng đơn giản hơn, thời gian lành thương nhanh hơn hẳn so với những loại khác.
- Mức độ chịu lực của mini Implant không bằng trụ Implant thông thường, nên cấy loại Implant này sẽ bị hạn chế khi ăn các loại thực phẩm cứng, dai… vì rất dễ làm hỏng trụ mini Implant.
4. Các trường hợp có thể cấy ghép mini Implant
Mini Implant thường được sử dụng với những trường hợp dưới đây:
- Trong thời gian chờ phục hình răng sứ, có thể sử dụng trụ mini Implant để nâng đỡ hàm tạm.
- Dùng để phục hình những răng ở vị trí không cần lực nhai lớn như: răng cửa hay những vị trí có khe răng quá hẹp, không đủ diện tích để cắm trụ Implant thông thường. Phương pháp này có thể tiết kiệm chi phí tối đa nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
- Khôi phục chức năng ăn nhai, ngăn chặn tình trạng tiêu xương với trường hợp mất răng trong thời gian dài.
5. Quy trình cấy ghép mini Implant
Quy trình cấy ghép mini Implant được thực hiện qua những bước sau:
Bước 1: Khám tổng quát răng, chụp CT để xác định tình trạng răng, vị trí cần phục hình Implant và đưa ra tư vấn phù hợp trước khi ghép răng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng trước khi cấy trụ răng để tránh nhiễm trùng. Sau đó, gây tê để giảm cảm giác đau đớn trong quá trình cấy ghép.
Bước 3: Đặt trụ răng vào bên trong xương hàm và vặn cố định lại. Sau khi, mini Implant cố định vào hàm, các mũ chụp đã được thiết kế bằng kim loại thích hợp sẽ được đặt vào hàm giả để ôm khít các Mini – Implant. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn mão răng lên trên trụ Mini – Implant và kết thúc quy trình trồng răng
Bước 4: Hướng dẫn bệnh nhân trồng răng cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng, hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng răng sau cấy ghép.
6. Cấy ghép mini Implant giá bao nhiêu?
Giá của một trụ mini Implant sẽ phụ thuộc vào dịch vụ của nha khoa và xuất xứ của trụ răng. Vì đây là phiên bản mini của Implant thông thường nên mức giá của loại trụ này cũng không quá cao, dao động từ 5 đến 7 triệu/ trụ (đã bao gồm mão răng).
Không phải trường hợp mất răng nào cũng phù hợp để cấy ghép Implant mini.
Để lựa chọn phương pháp trồng răng tối ưu nhất, bạn hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám cụ thể. Tùy vào trường hợp mất răng của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn nên trồng răng Mini Implant hay trồng răng Implant truyền thống.
Tham khảo thêm bài viết: Các loại trụ Implant phổ biến và thông dụng nhất hiện nay? Nên trồng răng Implant loại nào tốt?