• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:
  • Mất răng
  • Mất răng số 7 phải làm sao? Có niềng răng hay trồng lại được không?

Mất răng số 7 phải làm sao? Có niềng răng hay trồng lại được không?

Răng số 7 là chiếc răng quan trọng trên cung hàm, đảm nhận chính vai trò ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Vậy nên, nếu không may mất răng số 7 bạn nên tìm cách khắc phục để quá trình ăn nhai tốt hơn, bảo vệ sức khỏe tổng thể. 

1. Tìm hiểu về vị trí và vai trò của răng số 7

Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, chia đều cho hàm trên và dưới. Các răng ở mỗi hàm được chia tiếp thành 4 nhóm răng chính là: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ (tiền hàm) và răng hàm lớn.

  • Nhóm răng cửa gồm 8 răng nằm ở vị trí răng số 1 và số 2, với 4 răng ở hàng trên và 4 răng hàm dưới. Vai trò của răng cửa là cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ. 
  • Nhóm răng nanh có 4 răng (răng số 3) gồm 2 cái ở hàm trên và 2 cái hàm dưới. Nhiệm vụ của nhóm răng này là kẹp và xé thức ăn. 
  • Nhóm răng hàm nhỏ (tiền hàm) gồm 8 răng ở vị trí 4 và 5, gồm 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, dùng để xé và nghiền nát thức ăn. 
  • Nhóm răng hàm lớn (răng cối) có tổng cộng 12 răng là các răng 6,7 và 8 (răng khôn) với 6 răng hàm trên và 6 răng hàm dưới. Chức năng chính của răng cối là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. 
Răng số 7 cùng với những răng hàm khác đảm nhiệm việc nhai và nghiền nát thức ăn

Trong những nhóm răng trên, răng số 7 nằm trong nhóm răng hàm lớn, nằm giữa răng số 6 và số 8, có kích thước khá lớn và cấu tạo phức tạp với nhiều chân răng và ống tủy.

Khác với những răng khác, răng số 7 không trải qua quá trình thay răng sữa mà bắt đầu mọc vĩnh viễn từ 12 tuổi và chỉ mọc 1 lần duy nhất nên nếu răng số 7 bị mất thì không có răng nào mọc thay thế. 

Vai trò của răng số 7: Răng số 7 cùng với răng số 6 đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính trên cung hàm để nghiền nát thức ăn, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ đó tăng cường sức khỏe và hạn chế các bệnh lý về tiêu hóa. 

Lực nhai ở vị trí răng số 7 giúp kích thích xương hàm phát triển, từ đó định hình và ổn định cấu trúc xương hàm. 

2. Hậu quả khi mất răng số 7

2.1. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Như đã nói trên, răng số 7 có chức năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Khi mất răng, việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn, lực nhai và nghiền yếu dần khiến thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi xuống hệ tiêu hóa. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và đường ruột. 

2.2. Gây mất thẩm mỹ, lão hóa sớm

Răng số 7 tuy nằm vị trí bên trong cung hàm nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bởi nếu mất răng số 7 lâu, từ tháng thứ 3 trở đi sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm. Khi xương hàm bị tiêu đi, nướu sẽ tụt dần xuống, các cơ xung quanh chùng lại gây hiện tượng nhăn nheo, lão hóa sớm, khiến bệnh nhân già dặn hơn so với tuổi. 

2.3. Xô lệch các răng khác

Răng số 7 mất đi sẽ ra 1 tạo khoảng trống trên cung hàm. Nếu không khắc phục kịp thời, các răng kế cận sẽ có xu hướng nghiêng về phía trống đó, gây xô lệch các răng và lệch khớp cắn, nặng có thể dẫn tới liệt cả cơ hàm và lệch mặt.

Những hậu quả nghiêm trọng khi mất răng số 7

2.4. Gây các bệnh răng miệng

Khoảng trống tại vị trí mất răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển do thức ăn dễ bị mắc kẹt lại nhưng không được làm sạch kỹ. Dẫn đến các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… và gây hại tới những răng còn lại. 

2.5. Ảnh hưởng khả năng phát âm

Việc xuất hiện khoảng trống trên cung ít nhiều cũng ảnh hưởng tới khả năng phát âm, dễ nói ngọng, gây khó khăn cho việc giao tiếp và học ngoại ngữ.

2.6. Một số biến chứng khác

Mất răng số 7 khiến các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, gây áp lực lớn lên quai hàm. Từ đó làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, đau mỏi vai gáy. 

3. Mất răng số 7 có niềng răng được không?

Ngày nay, với sự tiến bộ và phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, khi mất răng số 7 hàm trên hoặc mất răng số 7 hàm dưới có thể niềng răng khắc phục được. Trong trường hợp, bệnh nhân đã mọc răng số 8 (răng khôn) thì có thể sử dụng các khí cụ niềng răng kéo chỉnh răng số 8 di chuyển vào vị trí răng mất để thay thế. 

Điều kiện để răng khôn thay cho răng số 7 là răng đó phải mọc thẳng, không bị dị dạng và không mắc các bệnh lý răng miệng. Vậy nên, không phải răng khôn nào cũng đáp ứng được yêu cầu. Và hơn hết không phải ai cũng mọc răng khôn. 

Mất răng số 7 có thể niềng được hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trong trường hợp không thể sử dụng răng khôn, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp trồng răng để khắc phục tình trạng mất răng số 7. Mất răng số 7 có cần trồng lại không? Việc trồng lại răng đã mất được xem là một biện pháp hoàn hảo, giúp khôi phục tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh. Đồng thời giúp hỗ trợ niềng răng tốt hơn. 

Trước khi trồng răng, bác sĩ tiến hành thăm khám, chụp phim CT để xác định chính xác tình trạng mất răng, mật độ xương hàm… Sau đó tư vấn giải pháp trồng răng phù hợp nhất cho từng trình trạng bệnh nhân. 

Hiện nay, có hai giải pháp trồng răng phổ biến đang được rất nhiều người quan tâm, đó chính là trồng răng Implant và cầu răng sứ. 

  • Cầu răng sứ là giải pháp phục hình răng mất được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ chi phí phù hợp, thẩm mỹ cao và khả năng ăn nhai tương đối tốt. Tuy nhiên, cầu răng sứ buộc phải mài răng kế cận để làm trụ cầu nên dễ khiến các răng này bị suy yếu do hoạt động ăn nhai thường xuyên. Ngoài ra, cầu sứ chỉ phục hình phía trên, không phục hình dưới xương hàm nên vẫn xảy ra tình trạng tiêu xương, sau thời gian dài sử dụng, nướu sẽ dần tụt xuống phá hủy trụ cầu, khiến bạn phải phục hình lại. 
  • Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng giả tiên tiến nhất hiện nay, được thực hiện bằng cách cắm 1 chân răng nhân tạo vào xương hàm, sau đó kết nối với Abutment và chụp 1 mão sứ bên trên. Sau khi hoàn thành các thao tác, bệnh nhân sẽ sở hữu 1 chiếc răng hoàn hảo như răng thật với đầy đủ thân răng và chân răng. Khi tiến hành cắm Implant, bác sĩ sẽ không mài bất kỳ răng gốc nào của bạn, việc này giúp bảo vệ an toàn tối đa những răng còn lại. Đồng thời, do Implant có chân răng nên sẽ tránh được tình trạng tiêu xương hàm và tăng cường khả năng ăn nhai cho cả hàm răng. 

Tóm lại, răng số 7 có vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Khi mất răng số 7 vẫn có thể niềng răng được nhưng bạn cần trồng lại răng trước khi thực hiện chỉnh nha để đảm bảo kết quả tốt nhất. Vậy nên, nếu không may mất răng số 7, bạn nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn phương pháp phù hợp. Không nên để lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

>>> Đọc thêm bài viết khác Có nên đi trồng lại sau khi nhổ mất răng số 8?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU