• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:
  • Mất răng
  • Mất răng hàm lâu năm có ảnh hưởng gì không?

Mất răng hàm lâu năm có ảnh hưởng gì không?

Mất răng hàm thường không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khi cười nói nên nhiều người vẫn chần chừ chưa tìm biện pháp khắc phục ngay. Tuy nhiên, tình trạng này khá nguy hiểm nếu mất răng hàm lâu năm. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn khiến gương mặt bị lão hóa. Vậy nên, nếu không may bị mất răng hàm thì bạn nên điều trị càng sớm càng tốt, không nên để lâu vì sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

1. Vai trò của răng hàm là gì?

Răng hàm hay còn gọi với tên khác là răng cối, là các răng mọc ở trong cùng của 2 bên hàm. Răng hàm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ xương hàm và cắn xé, nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào bên trong cơ thể. Nhờ đó giúp hạn chế những bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.

Răng hàm còn giữ vai trò cấu tạo nên sự hài hoà, cân đối và thẩm mỹ khuôn mặt cũng như giúp bạn phát âm chuẩn xác, rõ chữ. Nếu mất răng hàm sẽ có những khoảng trống, âm phát ra sẽ khó nghe, khiến người đối diện không hiểu rõ bạn đang nói gì.

Nếu mất đi răng hàm, việc phát âm sẽ khó khăn hơn, gây cản trở trong giao tiếp

2. Các nguyên nhân gây mất răng hàm

Một số nguyên mất răng hàm thường gặp:

  • Vệ sinh răng miệng kém

Việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng hàm, chiếm đến 80%. Tình trạng này được biểu hiện thông qua các hành động như quên đánh răng hoặc chải răng qua loa, không thay bàn chải răng thường xuyên, không súc miệng sạch sẽ sau ăn và không cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần… Những thói quen này khiến mảng bám tích tụ vi khuẩn, lâu ngày gây sâu răng và mất răng.

  • Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nếu thiếu các dưỡng chất như canxi, kali trong các bữa ăn hàng ngày sẽ khiến răng dễ bị suy yếu, không còn chắc chắn. Khi răng bị yếu đi mà phải thực hiện ăn nhai liên tục, đặc biệt là những thức ăn dai, cứng sẽ khiến chân răng lung lay và rụng mất. 

Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng những loại thức ăn, đồ uống nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt… mà không vệ sinh sạch sẽ sau đó có thể khiến răng bị bào mòn, men răng suy yếu, làm dễ xuất hiện tình trạng sâu răng, lâu dần sẽ khiến răng bị mất.

Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân có thể gây mất răng hàm
  • Do các thói quen xấu

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày như nghiến răng, dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay… có thể sẽ khiến răng dễ bị mẻ, bể, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào bên trong răng. 

Đặc biệt với thói quen thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến răng dễ gãy rụng hơn. Do chất nicotin có trong khói thuốc phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, tạo ra những lỗ sâu trong lợi và tấn công xương quai hàm. Từ đó dẫn đến nguy cơ mất răng cao. 

  • Do tuổi tác

Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây mất răng vĩnh viễn. Ở độ tuổi càng cao thì sức khỏe răng miệng càng yếu do xuất hiện tình trạng loãng xương. Đồng thời, sức đề kháng ở người lớn tuổi cũng dần suy giảm, không còn đủ khả năng để chống lại các vi khuẩn gây hại nên rất dễ mắc các bệnh răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm nướu… Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất răng, rụng răng ở người già. 

Sức đề kháng ở người lớn tuổi thường yếu, dễ mắc các bệnh răng miệng, làm rụng răng, mất răng
  • Do chấn thương, tai nạn

Một số tác động bên ngoài như chấn thương, tai nạn hoặc các hoạt động thể thao mạnh tác động lực lớn lên răng, có thể khiến cấu trúc răng hàm bị lệch dẫn đến nguy cơ mất răng cao.

  • Do các bệnh lý khác

Những bệnh nhân mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, viêm khớp… thì răng hàm thường yếu và dễ rụng hơn người bình thường. 

3. Mất răng hàm có để lại hậu quả gì không?

Mất răng hàm lâu năm nếu không khắc phục sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng như: 

  • Gây lão hóa sớm khuôn mặt

Vùng xương hàm ở vị trí mất răng không chịu tác động của lực ăn nhai trong 1 khoảng thời gian sẽ dần bị tiêu đi. Lúc này vùng da quanh khu vực đó sẽ chùng xuống, nhăn nheo, gây lão hóa sớm, khiến khuôn mặt trông già hơn. 

Mất răng hàm lâu năm sẽ khiến vùng da quanh khu vực đó chùng xuống, khiến khuôn mặt già hơn so với tuổi
  • Làm suy yếu các răng xung quanh

Răng hàm mất đi khiến lực nhai không được phân bổ đồng đều. Lâu ngày các răng xung quanh khu vực răng mất dần yếu đi và dễ mắc các bệnh lý như sâu răng, đau mỏi hàm, lệch khớp cắn… 

  • Gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Răng hàm đảm nhiệm vai trò chính là nghiền nát thức ăn. Khi bị mất răng hàm (số 6 hoặc số 7) sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa. Do thức ăn lúc này không được nghiền nhỏ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa và hấp thụ thức ăn, lâu ngày có thể gây viêm, đau. 

  • Làm xô lệch các răng khác

Khi răng hàm mất đi sẽ xuất hiện khoảng trống trên cung hàm. Lúc này, các răng xung quanh sẽ xô lệch, nghiêng ngả về phía trống mất răng do lực nâng đỡ các răng đã mất. Đồng thời răng đối diện với răng đã mất cũng có xu hướng trồi tụt xuống. 

Khi cung hàm xuất hiện khoảng trống, các răng kế cận có xu hướng đổ về vị trí đó
  • Phát âm không rõ ràng

Người mất răng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, đôi khi cảm thấy khó phát âm tròn vành rõ chữ, dễ bị nói ngọng. 

4. Bị mất răng hàm phải làm sao?

Nếu không may bị mất răng hàm vì nguyên nhân nào đó, bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát. Hiện nay, có 2 giải pháp phục hình răng hàm bị mất phổ biến mà bạn có thể tham khảo, đó là:

4.1. Trồng răng Implant

Cấy ghép Implant là giải pháp phục hình răng mất tối ưu nhất hiện nay, khắc phục hiệu quả các nhược điểm của những phương pháp trước đây. Cắm Implant được thực hiện bằng cách đặt 1 trụ Titanium vào bên trong xương hàm. Khi trụ và xương hàm tích hợp, một chiếc mão sứ được chế tác công phu, tinh xảo sẽ được đặt lên trên thông qua khớp nối Abutment. Sau cấy Implant, hàm răng của bạn sẽ được khôi phục cả về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. 

Trồng Implant là giải pháp phục hình răng mất tốt nhất hiện nay

Ưu điểm: 

  • Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng từ 1 răng, 2 răng cho đến toàn hàm
  • Khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm và xô lệch các răng xung quanh nhờ chân răng nhân tạo
  • Đây là giải pháp trồng răng độc lập, không tác động hay mài mòn răng kế cận, giúp giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng.
  • Phục hình chắc chắn, không bung tuột khi ăn nhai hoặc nói chuyện
  • Khả năng tương thích tốt, không gây kích ứng trong khoang miệng nhờ sử dụng vật liệu cao cấp, lành tính
  • Tuổi thọ răng Implant cao, có thể lên đến 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu phục hình và chăm sóc đúng cách.

Hạn chế: 

  • Thời gian trồng răng Implant lâu hơn các phương pháp do phải chờ đợi xương hàm tích hợp với trụ Implant.
  • Chi phí thực hiện cao hơn những phương án khác nhưng chỉ cần làm một lần duy nhất.

4.2. Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là giải pháp trồng răng giả cố định, dùng để thay thế một hoặc nhiều răng đã mất. Cầu răng sứ được thực hiện bằng cách mài 2 răng kế cận răng mất để làm trụ nâng đỡ dãy cầu sứ. Sau đó dùng 1 dãy cầu sứ gồm nhiều răng sứ được chế tác dính liền nhau gắn chặt trên trụ cầu bằng xi măng nha khoa, răng sứ ở giữa sẽ được dùng để thay thế cho răng đã mất. 

Cầu răng sứ yêu cầu hai răng làm trụ cầu phải thật khỏe mạnh và không bị nghiêng ngả

Điều kiện để làm cầu răng sứ chính là hai răng kế cận dùng để làm trụ cầu phải thật khỏe mạnh, không mắc các bệnh răng miệng hay bị xô lệch.

Ưu điểm:

  • Cầu răng sứ cố định và chắc chắn hơn so với hàm giả tháo lắp
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3 – 5 ngày sau 2 lần hẹn với nha khoa
  • Độ thẩm mỹ và khả năng ăn nhai cao hơn so với hàm tháo lắp
  • Khá an toàn với cơ thể

Hạn chế:

  • Không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, biến dạng khuôn mặt do chỉ có thân răng, không có chân răng bên dưới
  • Buộc phải mài 2 răng thật kế cận để làm cầu nên dễ gây tổn thương tủy, dẫn đến có thể mất thêm 2 răng này
  • Dễ bị ê buốt, viêm nướu sau khi mài cùi răng nếu chăm sóc không kỹ lưỡng
  • Chỉ áp dụng trong trường hợp mất 1 răng hoặc mất một vài răng
  • Chi phí thực hiện khá cao nhưng tuổi thọ thấp chỉ khoảng 7 – 10 năm
  • Khi 1 trong 2 trụ cầu bị hư hỏng, không thể nâng đỡ cầu răng buộc phải áp dụng phương pháp thay thế khác.

Mất răng hàm lâu năm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát. Vậy nên, nếu không may gặp phải tình trạng mất răng hàm, bạn nên tìm phương pháp khắc phục phù hợp càng sớm càng tốt để phục hồi chức năng ăn nhai cho hàm răng. Qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. 

>>> Đọc thêm bài viết khác: Mất răng số 5 nên trồng răng bằng phương pháp nào tốt nhất?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU