Mất răng toàn hàm là tình trạng toàn bộ răng trên 1 hàm hoặc cả 2 hàm đều mất đi vì nguyên nhân nào đó. Nếu không may gặp phải tình trạng này, người bệnh nên tìm cách khắc phục ngay vì điều đó không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần mà còn gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.
1. Nguyên nhân nào gây mất răng toàn hàm?
Không phải chỉ người cao tuổi mới xảy ra tình trạng mất răng toàn hàm, mà đôi khi người trẻ cũng có nguy cơ nếu gặp những vấn đề sau:
- Mắc bệnh viêm nha chu kéo dài
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng gây lung lay và mất răng phổ biến ở người trưởng thành. Khi bị viêm nha chu sẽ xuất hiện những triệu chứng sau tụt lợi, đau nhức, chảy máu lợi khi chải răng và dùng chỉ nha khoa, cao răng tích tụ nhiều gây hôi miệng.
Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến nướu răng mà còn lấn sang cả xương ổ răng, gây rụng răng và mất răng toàn hàm.
- Sâu răng, nhiễm trùng chóp chân răng
Sâu răng hoặc nhiễm trùng chóp chân răng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng bên trong. Khi tủy răng bị viêm, gây đau nhức khó chịu, khiến bạn buộc phải rút tủy để giảm tình trạng đó. Khi răng không còn tủy đồng nghĩa các nguồn dinh dưỡng duy trì sự sống của răng cũng không còn, răng sẽ yếu dần, lung lay và rụng sớm. Một chiếc răng mất đi có thể dẫn đến hệ lụy cả hàm mất theo nếu không điều trị kịp thời chiếc răng đã mất.
- Chấn thương vùng đầu, mặt, cổ
Một số chấn thương ở vùng đầu, mặt hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng, tệ nhất có thể gây mất răng toàn hàm.
2. Hậu quả của việc mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng sau nếu bệnh nhân không sớm khắc phục:
- Suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Khi bị mất răng toàn hàm, khả năng cắn, xé và nghiền nhỏ thức ăn dường như mất đi hoàn toàn. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động hết công sức và dịch dạ dày phải tiết nhiều hơn để tiêu hóa lượng lớn thức ăn do không được nghiền nát trước khi đưa vào. Tình trạng này nếu kéo dài, đặc biệt là ở người lớn tuổi sẽ dẫn đến những bệnh nghiêm trọng về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, thủng đường ruột…
- Tiêu xương hàm làm nướu bị teo, lão hóa sớm gương mặt
Biểu hiện của người mất răng toàn hàm rất dễ nhận ra, đó là thường bị móm nghiêm trọng hàm trên hoặc dưới, khiến khuôn mặt bị biến dạng và trông già hơn so với tuổi thật.
Nguyên nhân là do, khi không còn răng, xương hàm sẽ dần tiêu biến do không còn lực ăn nhai kích thích phát triển, dẫn đến nướu bị teo lại. Tình trạng teo nướu khiến cho vùng má bị hóp lại, da nhăn nheo, chảy xệ.
- Gây biến chứng đau đầu, đau khớp thái dương và suy giảm trí nhớ
Mất răng toàn hàm, đặc biệt là hàm dưới nếu không khắc phục kịp thời sẽ khiến xương hàm bị tiêu biến, xuất hiện tình trạng nướu teo lại. Khi nướu teo sẽ kéo dây thần kinh lại gần lớp niêm mạc hơn, gây ra tình trạng đau đầu, đau khớp thái dương hàm, viêm xoang, nặng nhất là gây suy giảm trí nhớ…
- Phát âm không chính xác, bị nói ngọng
Nhóm răng cửa tham gia rất nhiều vào việc phát âm. Khi bị mất răng toàn hàm, bao gồm cả mất hết răng cửa sẽ khiến giọng nói bị thay đổi, nói ra âm gió hoặc nói ngọng, thậm chí còn văng cả nước bọt khi nói.
- Mất tự tin giao tiếp, ảnh hưởng công việc
Mất răng toàn hàm vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vừa gây mất thẩm mỹ gương mặt khiến bệnh nhân mệt mỏi, tinh thần sa sút, mất tự tin khi giao tiếp và không thể tập trung công việc.
- Gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau
Bị mất răng toàn hàm nếu để lâu mà không khắc phục thì tỉ lệ và chất lượng xương hàm sẽ ngày càng giảm sút, khiến việc phục hình răng gặp nhiều khó khăn. Kể cả trồng răng Implant (giải pháp phục hình răng mất tiên tiến nhất hiện nay) bởi mật độ xương không đảm bảo để trụ Implant đứng vững.
Mất răng toàn hàm gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng cả về tinh thần lẫn thể chất người bệnh. Hơn nữa tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy nên, các bác sĩ chuyên gia nha khoa khuyên rằng khi gặp phải tình trạng mất răng, dù là 1 răng, bạn cũng nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh những hệ lụy không mong muốn xảy ra.
3. Giải pháp phục hình mất răng toàn hàm phổ biến
Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ nha khoa hiện đại, tình trạng mất răng toàn hàm đã không còn là trở ngại. Chúng ta có thể khôi phục hoàn toàn hàm răng đã mất mà không có bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
Hiện tại đang có 2 phương pháp phổ biến giúp khắc phục tình trạng mất răng toàn hàm được ứng dụng trong nha khoa. Tùy theo yêu cầu, khả năng tài chính của mỗi người mà có những lựa chọn khác nhau.
- Phục hình hàm tháo lắp cổ điển
Hàm tháo lắp là một loại hàm giả được chế tác gồm 2 phần là mô nướu (làm từ nhựa nha khoa) và các răng giả (sứ hoặc kim loại), được gắn trực tiếp lên mô nướu thật của bệnh nhân.
Trước khi thực hiện hàm tháo lắp, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát trình trạng sức khỏe răng miệng bệnh nhân, đặc biệt là phần nướu. Trong trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh răng miệng, bác sĩ sẽ điều trị trước rồi mới đặt hàm giả sau.
Hàm giả tháo lắp được nhiều khách hàng ưa chuộng do chi phí điều trị thấp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp chỉ khắc phục được thân răng, không có chân răng bên dưới nên sau một thời gian sử dụng vẫn xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm.
Hơn nữa, lực nhai khá yếu, không thể ăn nhai những món dai, cứng nên chỉ phù hợp với những người lớn tuổi.
- Trồng răng Implant toàn hàm All On 4/ All On 6
Đây là giải pháp phục hình mất răng toàn hàm tối ưu hiện nay. Không chỉ khắc phục hiệu quả những hạn chế của hàm giả tháo lắp mà còn mang đến nhiều ưu điểm nổi bật khác như thẩm mỹ cao, ăn nhai bền chắc, tuổi thọ dài lâu…
Kỹ thuật All On 4 được thực hiện bằng cách sau khi có kết quả chụp CT, bác sĩ sẽ cấy 4 trụ Implant vào những vị trí khác nhau trên cung hàm sao cho lực ăn nhai tác động đều lên toàn hàm.
Khi 4 trụ Titanium tích hợp với xương hàm, 10 – 12 chiếc răng sứ sẽ được phủ lên bên trên để khôi phục lại thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai, phát âm… như răng thật.
Thay vì dùng 4 trụ Implant, All On 6 sử dụng 6 trụ để cấy ghép vào những vị trí đã được tính toán để phân bổ lực đến toàn bộ xương hàm.
Kỹ thuật All On 6 được dùng trong trường hợp xương hàm bị tiêu quá nhiều để đảm bảo độ vững chắc hơn. Với All On 6, bác sĩ có thể phục hình 12 – 14 răng giả cho 1 hàm.
Có thể thấy Trồng răng Implant All On 4/ All On 6 là giải pháp phục hình mất răng toàn hàm hiệu quả tốt nhất hiện nay. Vậy nên, chi phí cấy ghép Implant thường cao hơn so với giải pháp truyền thống. Tuy nhiên, với những gì mà nó mang lại thì mức phí này hoàn toàn hợp lý.
Tùy vào từng đối tượng mất răng và kinh phí điều trị mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, nếu không may bị mất răng toàn hàm, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra giải pháp phục hình răng tốt nhất cho trường hợp của mình.
>>> Đọc thêm bài viết khác Răng mẻ phải làm sao? Khắc phục bằng cách nào hiệu quả nhất?