Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và cách xử lý?

Thẩm mỹ răng sứ đang là một trong những xu hướng làm đẹp được nhiều người lựa chọn, nhưng không phải trường hợp nào thực hiện bọc sứ cũng đem lại kết quả như mong muốn. Nhiều người đang có nhu cầu thẩm mỹ răng thường băn khoăn về vấn đề hôi miệng sau khi bọc răng sứ. Vậy, bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nếu bọc răng sứ bị hôi phải làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề Bọc răng sứ bị hôi miệng qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ hoàn toàn không bị hôi miệng và cũng không phải là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Vấn đề bọc răng sứ bị hôi miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để hạn chế trường hợp bọc răng sứ bị hôi miệng xảy ra, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ địa chỉ nha khoa uy tín.

2. Nguyên nhân bọc răng sứ bị hôi miệng?

Bọc răng sứ là giải pháp phục hình và thẩm mỹ cho răng  phổ biến hiện nay, giúp khắc phục những khiếm khuyết của răng, bảo vệ răng hư tổn  khỏi những tác nhân bên ngoài như: vi khuẩn, hóa chất … mang lại một nụ cười tươi mới, tự tin cho bạn.

Tuy nhiên, khi kết thúc quá trình bọc răng, một số khách hàng cảm nhận được mùi hôi khó chịu khi giao tiếp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Thực chất, bọc răng sứ hoàn toàn không gây ra hôi miệng nếu bạn được thực hiện đúng quy trình, mài răng và lắp răng vừa khít, đúng tỷ lệ. Bọc răng sứ chỉ bị hôi khi mắc phải những nguyên nhân sau:

  • Kỹ thuật phục hình răng sứ chưa chính xác, mão răng sứ và nướu răng không sát khít với nhau do thao tác chế tạo, lắp đặt mão sứ vào trụ răng không kỹ lưỡng nên xuất hiện khe hở. Hoặc cũng có thể do răng sứ bị nứt gãy, xuất hiện các rãnh sần sùi trên bề mặt răng, làm thức ăn bị giắt vào rãnh rất khó làm sạch, gây ra mùi hôi khó chịu. 
  • Một số trường hợp hôi miệng còn xảy ra với những loại răng sứ có sườn kim loại. Do sau một quãng thời gian sử dụng, dưới tác động của axit trong nước bọt và lượng thức ăn đưa vào mỗi ngày, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tạo ra phản ứng oxi hoá, gây nên mùi hôi khó chịu.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi bọc răng cũng khiến hơi thở có mùi. Vì khi thức ăn giắt lại ở các kẽ răng, nếu không được làm sạch, thức ăn sẽ phân hủy trong miệng và tạo mùi hôi.
  • Hôi miệng cũng sẽ xảy ra đối với bệnh nhân mắc vấn đề về đường tiêu hoá hoặc đã mắc bệnh hôi miệng từ trước khi làm răng sứ.

3. Cách xử lý và khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng

Nếu như bạn bị hôi miệng sau khi bọc răng, cách tốt nhất là nên trực tiếp đến những nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, kiểm tra; từ đó tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng và có giải pháp khắc phục phù hợp.

  • Nếu hôi miệng do dị ứng với sườn kim loại thì bác sĩ sẽ thay thế răng sứ cũ bằng loại răng sứ toàn phần để không bị kích ứng.
  • Nếu hôi miệng do răng sứ bị hở, mão răng không ôm sát vào trụ răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh cho răng sứ vào đúng khớp. Với những trường hợp đã tháo mão sứ ra lắp lại nhưng vẫn không khít được thì bác sĩ sẽ lấy lại dấu mẫu hàm, chế tác lại răng sứ mới và lắp lại sao cho khớp với cùi răng, không còn khe hở.
  • Nếu hôi miệng là do các bệnh lý về răng: sâu răng, viêm nha chu…, thì bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra, điều trị triệt để các bệnh lý rồi gắn lại răng sứ cho bệnh nhân.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những những khuyến cáo sau để không xảy ra tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ:

  • Lựa chọn thẩm mỹ răng tại nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiêm, trang thiết bị hiện đại, răng sứ có nguồn gốc rõ rằng để tránh tình trạng lắp răng sứ bị đau, ê buốt và những biến chứng nguy hiểm khác. Không thực hiện trồng răng sứ ở Nha khoa có giá quá rẻ để tránh hậu quả không mong muốn.
  • Sau khi bọc răng, cần uống thuốc và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, không nên sử dụng thuốc bên ngoài vì có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải mềm, đều đặn 2 lần sáng tối mỗi ngày. Sau mỗi bữa ăn nên chải răng để loại bỏ thức ăn thừa bám trên răng. Súc miệng bằng nước muối để bảo vệ răng sứ tốt hơn và sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn, tránh tình trạng thức ăn bị giắt vào kẽ răng.
  • Không dùng tăm để lấy thức ăn thừa vì sẽ gây tổn hại đến nướu và các mô mềm xung quanh
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để lấy vôi răng thường xuyên, giúp răng miệng chắc khỏe, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn; đồng thời kịp lúc phát hiện và xử lý những biến chứng có thể xảy ra. 
  • Bổ sung thêm những thực phẩm nhiều Vitamin và khoáng chất như: trứng, sữa, rau củ quả màu xanh đậm,… và Vitamin C. Uống nhiều nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng.
  • Hạn chế những thức ăn dai, cứng, thực phẩm có màu… để tránh việc răng sứ bị đổi màu hoặc sứt, mẻ.

Hiện nay, nhu cầu bọc răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng, có rất nhiều phòng khám nha khoa hoặc các trung tâm thẩm mỹ đã ra đời. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, nguồn gốc răng sứ, tay nghề bác sĩ, trang thiết bị sử dụng khác nhau. Để tránh nguy cơ gây hôi miệng có thể xảy ra sau khi làm răng sứ, bạn hãy chọn cho mình một Nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng nhé!  

Sau khi bọc răng sứ, nếu bị ê buốt thì phải làm sao? Bạn hãy tham khảo thêm bài viết sau: Nguyên nhân và cách xử lý răng ê buốt sau khi bọc sứ

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU