Hàm giả tháo lắp bằng nhựa cứng là một trong những giải pháp trồng răng giả an toàn và tiết kiệm. Để tìm hiểu thêm về phương pháp phục hình răng giả này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Hàm tháo lắp nhựa cứng là gì?
Hàm tháo lắp nhựa cứng có cấu tạo gồm 2 phần: phần nền hàm (làm bằng nhựa cứng) và phần răng (được làm từ nhựa hoặc sứ). Hàm tháo lắp nhựa cứng được dùng để thay thế các răng đã mất, hỗ trợ ăn nhai tốt hơn và ngăn cản quá trình xô lệch của các răng kế cận răng đã mất.
Hàm tháo lắp nhựa cứng có 2 loại gồm: hàm giả bán phần và hàm giả toàn phần.
- Hàm giả bán phần: áp dụng cho trường hợp mất một vài răng
- Hàm giả toàn phần: dành cho những người bệnh bị mất răng toàn hàm
2. Những ai nên sử dụng hàm tháo lắp nhựa cứng?
Hàm tháo lắp nhựa cứng được bác sĩ tư vấn khi răng gặp phải những tình trạng sau:
- Người mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng.
- Người mất răng xen kẽ, khoảng cách giữa các răng quá lớn nên khó có thể phục hình cố định.
- Trường hợp mất răng ở một bên khung hàm, mất nhiều răng hoặc mất toàn bộ răng… nhưng không muốn hoặc không đủ điều kiện làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
3. Ưu – nhược điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phục hình, thẩm mỹ răng nhưng hàm giả tháo lắp vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng bởi những ưu điểm sau:
- Hàm tháo lắp nhựa cứng phù hợp với mọi đối tượng mất răng, đặc biệt là người lớn tuổi, những người không đảm bảo sức khỏe để trồng răng Implant hay cầu răng sứ.
- Hạn chế tình trạng răng thật bị xô lệch về khoảng trống mất răng
- Tiết kiệm chi phí so với các phương pháp trồng răng khác
- Đáp ứng cơ bản nhu cầu ăn nhai cho người mất răng
- Hàm tháo lắp không cần mài răng để làm cầu sứ hay phẫu thuật cấy ghép để trồng Implant
- Thời gian phục hình nhanh chóng, tương thích cao, ít xảy ra biến chứng nguy hiểm.
- Hàm có thể tháo lắp dễ dàng, dễ sử dụng.
- Chất liệu làm hàm tháo lắp nhựa cứng an toàn, không gây hại cho răng.
- Không gây xâm lấn mô nướu trong khoang miệng.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hàm tháo lắp nhựa cứng cũng còn một số nhược điểm như:
- Hàm tháo lắp nhựa cứng chỉ đem lại độ thẩm mỹ tương đối, không được tự nhiên như cầu răng sứ hay cấy ghép Implant.
- Khi mới đeo có thể thấy vướng víu vì chưa quen, sau khi quen dần bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Hàm tháo lắp nhựa cứng chỉ đáp ứng khả năng ăn nhai cơ bản. Do đó không nên ăn các loại thực phẩm cứng, dai vì lực nhai của hàm hơi yếu.
- Nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ dễ bị nấm mốc hoặc mắc những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
- Độ bền của hàm tháo lắp không cao, sau một thời gian sử dụng có nguy cơ làm tụt nướu, gây ra các bệnh về răng miệng và tiêu xương hàm.
4. Quy trình phục hình thẩm mỹ bằng hàm tháo lắp nhựa cứng
Hàm tháo lắp nhựa cứng được phục hình đúng kỹ thuật gồm các bước sau đây:
Bước 1: Bác sĩ khám tổng quát tình trạng mất răng của khách hàng và tư vấn phương pháp phục hình răng phù hợp.
Bước 2: Với phương pháp phục hình hàm tháo lắp nhựa cứng, bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý răng miệng, lấy dấu răng, đo khung hàm, kích cỡ vị trí mất răng rồi gửi các chỉ số về phòng Labo chế tạo mẫu hàm tháo lắp phù hợp với tình trạng mất răng của bạn.
Bước 3: Vệ sinh khoang miệng và cố định hàm bằng keo dán tháo lắp nha khoa chuyên dụng.
Bước 4: Sau khi lắp xong, bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉnh sửa lại hàm cho phù hợp rồi hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh hàm tháo lắp.
Trong quá trình sử dụng, nếu phát sinh vấn đề liên quan đến khớp cắn, hãy đến gặp bác sĩ để chỉnh sửa lại.
5. Hàm tháo lắp nhựa cứng giá bao nhiêu?
Giá hàm tháo lắp nhựa cứng sẽ phụ thuộc vào chất liệu răng, số lượng răng cần phục hình và loại hàm bạn lựa chọn.
Bạn có thể tham khảo giá của hàm tháo lắp nhựa cứng qua bảng sau:
Hạng mục | Chi phí |
Răng Việt Nam | 200.000/ răng |
Răng Mỹ | 500.000/ răng |
Răng Composite | 600.000/ răng |
Răng sứ (tháo lắp) | 800.000/ răng |
Hàm nhựa bán phần | 700.000/ hàm |
Nền hàm nhựa | 1.000.000/ hàm |
Để biết tình trạng răng của mình có phù hợp để phục hình bằng hàm tháo lắp nhựa cứng hay không? bạn hãy trực tiếp đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể phương pháp phục hình răng phù hợp với tình trạng, sức khỏe răng và điều kiện tài chính của mình.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về hàm duy trì tháo lắp thì có thể tham khảo bài viết: Hàm duy trì tháo lắp là gì? Có mấy loại?