Nếu bạn bị mất răng thật do những nguyên nhân như sâu răng, chấn thương… thì hàm giả tháo lắp chính là giải pháp để thay thế những răng đã mất, giúp khôi phục nụ cười, chức năng ăn nhai cho bạn. Tuy nhiên, chi phí làm hàm giả tháo lắp bao nhiêu là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Hàm răng giả tháo lắp là gì?
Hàm giả tháo lắp là một tổ hợp gồm nướu và răng giả. Với phần nền nướu được làm từ nhựa mềm hoặc cứng (có móc hoặc không có móc kim loại), có màu hồng giống như màu nướu thật. Răng giả gắn trên nướu làm từ nhựa hoặc sứ, được ép chặt trên nền nướu giả. Số răng giả trên nướu tương đương với số răng đã mất của khách hàng.
Hàm răng giả tháo lắp sẽ phân chia thành 2 loại, tùy thuộc vào số lượng răng bị mất: hàm bán phần (mất vài răng) và hàm toàn phần (mất răng nguyên hàm).
Loại hàm này có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh và lắp vào để ăn nhai, giao tiếp. Hiện nay, răng giả tháo lắp trông cũng tự nhiên và thoải mái hơn trước kia nhờ kỹ thuật nha khoa hiện đại.
2. Ưu – nhược điểm của răng giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp được nhiều khách hàng mất răng lựa chọn sử dụng, nhất là những người lớn tuổi bởi những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm chi phí tối đa vì loại hàm này có chi phí thấp nhất so với các phương pháp trồng răng giả khác như cầu răng sứ hay cấy ghép răng Implant
- Được làm bằng Titan, sứ hoặc nhựa lành tính đảm bảo an toàn, không gây kích ứng nướu, khoang miệng và không gây ra phản ứng phụ với cơ thể
- Cải thiện thẩm mỹ cho nụ cười, hỗ trợ quá trình ăn nhai và tăng khả năng phát âm
- Hỗ trợ giúp răng ổn định trên cung hàm, hạn chế tình trạng răng bị xô lệch, gây ảnh hưởng đến khớp cắn
- Có thể tháo ra để vệ sinh, lắp vào dễ dàng nên bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Sau khi ăn, tháo hàm ra để vệ sinh hàm, lấy sạch vụn thức ăn rất tiện lợi.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, được bảo hành lâu dài (nhất là hàm giả tháo lắp vít trên Implant).
Tuy nhiên, hàm răng giả tháo lắp vẫn có một số nhược điểm như:
- Sức nhai và độ cảm nhận thức ăn bằng hàm tháo lắp sẽ không bằng răng thật. Nếu lực tác động quá mạnh sẽ bị vỡ hoặc biến dạng.
- Độ bền của hàm tháo lắp cũng không bằng răng Implant hoặc cầu răng sứ.
- Thời gian đầu sử dụng hàm tháo lắp sẽ cảm thấy vướng víu.
- Dù đã được cải thiện nhiều nhưng độ thẩm mỹ của hàm tháo lắp vẫn không đẹp tự nhiên như răng thật
- Vì chỉ phục hình được thân răng nên khoảng 5 năm sau, hàm tháo lắp sẽ lệch so với xương hàm ban đầu, làm lệch khớp cắn, xương hàm bị tiêu do không có chân răng, từ đó khiến gương mặt nhanh bị lão hóa.
Hàm giả tháo lắp còn tồn tại nhiều nhược điểm nên đây chưa phải là phương pháp trồng răng giả tối ưu. Giải pháp này thường phù hợp với những người cao tuổi mất nhiều răng hoặc những người không đủ điều kiện làm cầu răng sứ hay trồng răng Implant.
3. Hàm răng giả tháo lắp giá bao nhiêu tiền?
Hiện nay, chi phí làm hàm giả tháo lắp thấp hơn rất nhiều so với trồng răng Implant và làm cầu răng sứ.
Thông thường, giá làm răng giả tháo lắp sẽ phụ thuộc vào tình trạng mất răng, số lượng răng mất và chất liệu khung hàm mà bạn lựa chọn.
Bạn có thể tham khảo giá của loại hàm này qua bảng sau:
Hạng mục | Chi phí |
Răng Việt Nam | 200.000/ răng |
Răng Mỹ | 500.000/ răng |
Răng Composite | 600.000/ răng |
Răng sứ (tháo lắp) | 800.000/ răng |
Hàm nhựa bán phần | 700.000/ hàm |
Nền hàm nhựa | 1.000.000/ hàm |
Hàm nhựa dẻo (chưa có răng) | 2.000.000/ hàm |
Nhìn chung, phục hình răng đã mất bằng hàm giả tháo lắp không phải là giải pháp tối ưu. Nhưng với kỹ thuật đơn giản, chi phí không quá cao nên vẫn được nhiều khách hàng mất răng lựa chọn. Để biết tình trạng răng của mình có phù hợp phục hình bằng hàm tháo lắp không? Và chi phí thực hiện như thế nào? Bạn hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn và thăm khám cụ thể nhé!
Hiện nay, ngoài hàm giả tháo lắp còn có những phương pháp trồng răng giả khác với nhiều ưu điểm tốt hơn. Bạn có thể tham khảo thêm phương pháp làm cầu răng sứ qua bài viết: Cầu răng sứ là gì? Những điều bạn cần biết về cầu răng sứ