• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Hàm duy trì là gì? Có nên đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Khi giai đoạn niềng răng kết thúc, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng hàm duy trì để đảm bảo kết quả chỉnh nha, tránh trường hợp răng xô lệch và trở về vị trí ban đầu.

Vậy, hàm duy trì là gì? Có nên đeo hàm duy trì sau niềng răng không? Thời gian đeo hàm duy trì trong thời gian bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn. Cùng theo dõi nhé!

1. Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là khí cụ hỗ trợ, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Nguyên nhân là do trong quá trình đeo niềng, xương hàm và răng chưa thích nghi kịp thời với sự thay đổi mới, cả hai còn nhiều nhạy cảm và chưa ổn định trong xương ổ răng.

Hơn nữa, bệnh nhân còn trải qua quá trình ăn nhai khiến các răng và khớp cắn hoạt động nhiều. Do đó, răng dễ có xu hướng chạy. Chính vì thế, hàm duy trì là giai đoạn bắt buộc để đảm bảo kết quả niềng răng, giữ cho các răng ổn định tại vị trí mới, không bị xô lệch. 

2. Các loại hàm duy trì sau niềng răng

Cũng như các khí cụ niềng răng, hàm duy trì cũng có nhiều chủng loại, phù hợp với tình trạng răng hàm cũng như yêu cầu thẩm mỹ của từng người. Hiện nay, khí cụ duy trì được chia thành 2 nhóm cơ bản. Đó là: hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp.

Các loại hàm duy trì sau niềng răng

  • Hàm duy trì cố định

Là loại hàm được chế tạo từ dây thép, có hình dạng xoắn hoặc thẳng. Khí cụ này sẽ được gắn cố định vào bên trong thân răng bằng chất liệu Composite chuyên dụng.

Mặc dù, hàm duy trì cố định không thể tháo lắp được nhưng sẽ mang lại kết quả cao và tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

  • Hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp được ưa chuộng hơn nhờ tính tiện dụng, có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Hàm tháo lắp duy trì có 2 loại gồm:

  • Hàm tháo lắp kim loại: có cấu tạo làm bằng dây cung kim loại, ôm sát đoạn răng cửa giữa 2 răng nanh và có nền khuôn acrylic nằm trên vòm miệng hoặc dưới lưỡi.
  • Hàm tháo lắp khay niềng: được thiết kế bằng nhựa trong suốt dựa trên mẫu hàm và form răng từng người. Có thể tháo lắp dễ dàng khi ăn uống, vệ sinh. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng trong suốt thời gian đeo hàm.

*** Một số lưu ý khi dùng hàm duy trì tháo lắp: Vì có thể tháo lắp tuỳ ý nên bạn phải duy trì thời gian đeo hàm trên 20 tiếng/ ngày mới đạt hiệu quả cao. Và sau mỗi lần tháo, cần vệ sinh kỹ lưỡng và bảo quản cẩn thận để tránh làm hư hỏng hàm.

3. Có nên đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Có nên đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Răng được đặt trong xương hàm và được bao phủ bởi các dây chằng nha chu xung quanh. Các dây chằng nha chu này có “kí ức”. Vì thế, sau khi tháo niềng, các răng buộc phải được giữ cố định tại vị trí mới để mô nướu và mô nha chu quen dần và ổn định lại cấu trúc.

Nếu không sử dụng hàm duy trì, trí nhớ về vị trí cũ của dây chằng nha chu sẽ đưa các răng dịch chuyển lại vị trí ban đầu. Lúc này, mọi cố gắng thay đổi đã trở thành “vô nghĩa”.

Chính vì vậy, việc đeo hàm duy trì sau khi niềng răng là chỉ định bắt buộc, cần phải tuân theo để duy trì và đảm bảo kết quả chỉnh nha.

4. Thời gian đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Thời gian đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Đeo hàm duy trì mất bao lâu? Khi nào có thể tháo? sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và độ tuổi của từng người. Để biết chính xác bạn cần đeo hàm duy trì trong bao lâu, cách tốt nhất nên gặp trực tiếp bác sĩ điều trị để được tư vấn kỹ hơn. Đồng thời nên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, chăm sóc răng miệng cẩn thận để rút ngắn thời gian đeo hàm.

Thông thường, hàm duy trì sẽ được chỉ định đeo cho đến khi xương hàm, răng nướu đã ổn định và quen với vị trí mới. Thời gian đeo hàm sẽ linh động cho từng trường hợp như:

  • Đối với trẻ em, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến độ tuổi trưởng thành. 
  • Đối với người trưởng thành do xương hàm và răng đã ổn định nên thời gian đeo hàm duy trì sẽ lâu hơn, khoảng từ 6 – 12 tháng.
  • Với những người có hàm răng yếu thì thời gian đeo hàm duy trì có thể lên đến vĩnh viễn.

Sau quãng thời gian đeo hàm duy trì liên tục, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì mỗi tối khi đi ngủ. Sau đó, thời gian đeo hàm sẽ được giảm dần còn  3 – 4 ngày trong tuần. Khi hàm đã ổn định hoàn toàn, bác sĩ sẽ kết thúc quá trình đeo khí cụ duy trì cho bạn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hàm duy trì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách vui lòng liên hệ với nha khoa Quốc tế WestWay để nhận được giải đáp tốt nhất.

Bài viết tiếp theo: Sau khi tháo niềng răng thì đeo hàm duy trì bao lâu

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU