Ghép xương là một kỹ thuật khá phổ biến khi cấy Implant. Nhưng bản thân 2 chữ “ghép xương” đôi khi lại gây lo sợ với đa số bệnh nhân vì sợ đau, sưng, thậm chí là giảm tuổi thọ. Vậy ghép xương Implant là gì? Khi nào cần cấy ghép Implant? Quy trình như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm thông tin về kỹ thuật này nhé!
1. Ghép xương Implant là gì?
Ghép xương Implant là một thủ thuật rất thường gặp khi điều trị nha chu hoặc cấy implant. Phẫu thuật ghép xương tự thân là cách để gia tăng mật độ của xương hàm, giúp cho trụ Implant tích hợp một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Khi vật liệu ghép xương nhân tạo được đưa vào cơ thể, nó tạo ra một lớp cấu trúc khung nâng đỡ giúp xương tự thân “phát triển” vào vùng này, sau đó xương tự thân sẽ thay thế toàn bộ khối xương nhân tạo bằng chính xương của cơ thể mình.
Vì vậy, trong ghép xương để trồng Implant, vật liệu ghép sẽ không tồn tại mãi mãi trong cơ thể bạn mà sau một thời gian, xương nhân tạo này bị tiêu hoàn toàn và thay vào đó là xương của chính cơ thể chúng ta.
2. Ưu, nhược điểm của ghép xương
Tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân ít hay nhiều thì sẽ cần lượng xương cấy ghép tương ứng. Phương pháp ghép xương mang đến một số đặc điểm sau:
Ưu điểm:
- Giúp tăng thể tích xương hàm, hỗ trợ răng Implant có thể tích hợp cứng chắc với xương, khôi phục khả năng ăn nhai cho người mất răng lâu năm.
- Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm nhờ vào lực nhai tác động đến xương hàm, kích thích sản sinh lượng xương mới.
Nhược điểm:
- Khu vực nướu, nơi được cấy xương vào sẽ có màu khác với màu nướu thật, làm giảm đi tính thẩm mỹ.
- Tuy xương được ghép vào khá an toàn với cơ thể và có độ tương thích tốt, nhưng độ cứng của chúng sẽ không bì được như với xương thật.
3. Tác dụng khi ghép xương Implant là gì?
Nếu chất lượng xương kém mà không thực hiện cấy ghép xương hàm thì ca phẫu thuật cấy Implant có tỷ lệ thất bại rất cao. Sau 1 – 2 năm, chân răng Implant sẽ bị đào thải, thậm chí chỉ sau vài tháng trụ Implant sẽ không còn giữ được nữa và bắt buộc phải cấy một trụ Implant khác.
Thế nên, trừ việc bạn có xương hàm tốt, ghép xương hàm trồng Implant là điều vô cùng cần thiết trước khi thực hiện cắm trụ Implant. Xương ghép thường có 2 chức năng chính: hướng dẫn tạo xương và kích thích tạo xương. Nó đóng vai trò bộ khung, kích thích và hướng dẫn xương thật của chúng ta “mọc” vào đúng vị trí, từ đó xương ghép sẽ từ từ tiêu đi.
4. Khi nào cần phải ghép xương?
Ghép xương răng được thực hiện khi xương hàm của bệnh nhân không đủ số lượng, mật độ, thể tích… hoặc các điều kiện khác đảm bảo để trụ Implant có thể đứng vững. Cụ thể các trường hợp sau sẽ phải thực hiện ghép xương răng:
- Xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu năm: Xương ổ răng đóng vai trò nâng đỡ và bao bọc chân răng. Khi tiêu xương, ổ răng bị thu hẹp cả chiều ngang lẫn chiều cao. Do đó, cấy ghép trụ Implant vào sẽ không còn chỗ đứng.
- Mang hàm giả lâu năm làm cho xương hàm bị thiếu hụt và bị tiêu
- Xương hàm bị di chứng hoặc chấn thương từ việc phẫu thuật răng hàm mặt từ trước làm biến đổi thể tích và cấu trúc xương hàm của răng.
- Xương hàm quá mỏng, mềm hoặc yếu: Vấn đề này thường do bẩm sinh, nên nếu muốn cấy trụ Implant trong trường hợp này phải cấy ghép xương răng để tăng mật độ xương.
- Do các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy… làm ảnh hưởng đến chất lượng xương răng. Xương yếu đi hoặc không đủ diện tích để cấy ghép Implant.
5. Xương được ghép là xương gì?
Nhìn chung, xương được dùng để ghép trong cấy ghép Implant có 4 loại chính:
- Xương tự thân (Autograft): Lấy xương của chính bệnh nhân từ một chỗ khác ghép vào chỗ thiếu hổng cần ghép. Ví dụ như thiếu đoạn xương hàm có thể dùng xương mác ở chân ghép vào hoặc ghép xương góc hà… Lợi thế là tính tương thích cao. Khuyết điểm là trên người sẽ có 2 vùng phẫu thuật cùng lúc, đau hơn, mệt hơn.
- Xương đồng loại (Allograft): Lấy xương người khác sau khi xử lý rồi ghép vào người cần ghép xương.
- Xương dị loại (Xenograft): Xương loài vật khác (vd: xương bò) được xử lý sau đó ghép vào người cần ghép xương.
Xương đồng loại và xương dị loại không được dùng nhiều vì nhiều lý do: lo ngại về nhiễm khuẩn, vấn đề đạo đức, vấn đề thích nghi, dung nạp…
- Xương tổng hợp (Xương nhân tạo, Synthetic bone graft): Đây là loại xương thường dùng nhất trong nha khoa. An toàn, tác dụng tốt.
6. Những trường hợp chỉ định và chống chỉ định ghép xương
Ghép xương tuy là kỹ thuật cần thiết trong trường hợp mật độ xương không đủ nhưng không pháp ai cũng có thể áp dụng được phương pháp này.
Đối tượng chỉ định
- Xương hàm bị mỏng và yếu do bẩm sinh.
- Những người đã mất răng lâu năm, khiến cho xương hàm bị tiêu quá nhiều và không còn đáp ứng đủ điều kiện để đặt trụ Implant.
- Những người có phần xương hàm bị tổn thương do va chạm mạnh.
Đối tượng chống chỉ định khi ghép xương
- Người bị mất răng toàn hàm.
- Người mắc các bệnh mãn tính gây suy giảm miễn dịch như: tiểu đường, tim mạch, người đã trải qua quá trình hóa trị hoặc xạ trị…
- Người đang gặp các bệnh lý răng miệng khác như: viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng…
- Người đang sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá nhưng không thể cai được.
7. Quy trình ghép xương diễn ra như thế nào?
Quá trình ghép xương hoàn toàn không hề đơn giản nên các bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề chuyên sâu và giàu kinh nghiệm để thực hiện. Việc ghép xương bao gồm những bước sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát và kiểm tra:
Bác sĩ cần thăm khám và kiểm tra bằng phương pháp chụp CT 3D để xác định được tình trạng xương hàm hiện tại của bệnh nhân. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh sát khuẩn và gây tê:
Để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong quá trình thực hiện ghép xương, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê.
Bước 3: Thực hiện ghép xương:
Bác sĩ sẽ tạo vạt niêm mạc giúp bộc lộ vùng xương cần ghép. Sau đó dùng mũi khoan để khoan phần vỏ xương và đặt bột xương vào xương hàm. Cuối cùng đặt màng che bộ xương và cố định chúng lại. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu đóng vạt niêm mạc để kết thúc quá trình phẫu thuật.
Bước 4: Kiểm tra vết thương, hẹn tái khám:
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ cầm máu cũng như thân nhiệt của bệnh nhân. Nếu đã trở về mức bình thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ tại nhà và kê đơn thuốc giảm đau
8. Chi phí 1 ca ghép xương Implant bao nhiêu tiền?
Ghép xương là kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình cấy ghép Implant được ứng dụng rất phổ biến. Chi phí cho 1 ca ghép xương Implant bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào yếu tố như: tình trạng của bệnh nhân, chính sách của từng cơ sở nha khoa, số lượng răng cần ghép xương… Hiện nay, chi phí ghép xương có thể dao động từ 5 – 10 triệu/ ca tùy trường hợp và nhu cầu ghép xương.
Ghép xương Implant là gì? Khi nào cần ghép xương? Hy vọng với bài viết hôm nay có thể giúp bạn tìm được lời giải đáp cho riêng mình. Tùy vào tình trạng của mỗi người sẽ có phương pháp phù hợp riêng và kế hoạch điều trị cụ thể khác nhau. Cho nên, bạn cần được kiểm tra và tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, quá trình ghép xương là kỹ thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của người thực hiện nên bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chọn địa chỉ phục hình.
>>> Nâng xoang là một phương pháp bổ trợ cho quá trình cấy ghép Implant. Vậy cụ thể nâng xoang là gì? Khi nào cần nâng xoang? Cùng tham khảo bài viết Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì? để biết thêm chi tiết nhé!