• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới và cách xử lý

Răng khôn thường mọc khi bạn đến tuổi trưởng thành khoảng 18 – 25 tuổi, tất cả bao gồm 4 răng cả hàm trên và hàm dưới. Mặc dù mọc răng khôn là tình trạng xảy ra ở hầu hết chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới là gì? Cách xử lý như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới

Hiện nay, có rất nhiều người vẫn còn lầm tưởng giữa việc phát sinh bệnh lý răng miệng và dấu hiệu của mọc răng khôn nên thường chủ quan. Vậy nên đã xuất hiện nhiều trường hợp răng khôn mọc sai hướng do không được nhổ bỏ kịp thời gây ra những nguy hiểm khôn lường như: bị viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ, u nang thân răng, sâu răng số 7,…

Chính vì thế, bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới sau đây để có cách xử lý kịp thời nhé:

  • Đau nhức hàm dưới

Khi răng khôn hàm dưới bắt đầu mọc sẽ xuất hiện những cơn đau, tăng dần lên và liên tục trong quá trình mọc răng. Tình trạng này xảy ra đến khi răng hoàn toàn mọc hết lên.

  • Nướu bị sưng đỏ

Do so với những răng thường, răng khôn hàm dưới mọc ở vị trí sau cùng nên trong một số trường hợp không đủ khoảng trống để răng mọc lên. Khi răng khôn không trồi lên được khiến vùng lợi xung quanh bị ảnh hưởng, đỏ và sưng tấy. Đây cũng là nguyên nhân khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu khi đánh răng. 

  • Miệng khó há, khó vệ sinh gây hôi miệng

Khi việc mọc răng khôn hàm dưới gây ra những cơn đau nhức, nướu bị sưng đỏ khiến cho bạn gặp khó khăn trong khi mở miệng, việc giao tiếp cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Đây là điều kiện để các vi khuẩn trong khoang miệng tấn công, gây viêm nhiễm, tạo nên mùi hôi khó chịu.

  •  Có thể xuất hiện những cơn sốt cao

Trong một số trường hợp, bạn có thể bị sốt khi mọc răng khôn hàm dưới. Nguyên nhân là do răng khôn trồi lên trên cung hàm, làm phá vỡ màn chắn của lớp niêm mạc trong khoang miệng. Qua đó, các vi khuẩn được tích tụ trong mảng bám có cơ hội tràn vào, gây viêm vùng nướu xung quanh răng khôn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm, gây ra nhiều cơn đau nhức kèm theo sốt.

2. Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới?

Thông qua những dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới như trên, bạn nên đến phòng khám nha khoa để bác sĩ giúp bạn kiểm tra xem tình trạng mọc răng khôn của bạn có nguy hiểm, phải nhổ đi không. Sau đây là những trường hợp bạn cần loại bỏ răng khôn hàm dưới:

  • Răng khôn hàm dưới có thể gây viêm, sốt và nướu sưng to

Tình trạng nướu bị sưng và đau nhức rất thường gặp khi bạn mọc răng khôn. Nếu mọc thẳng thì sẽ không sao và cơn đau này sẽ dần biến mất. Nhưng nếu răng mọc ngầm hay mọc lệch thì ngay tại vị trí mọc răng có thể bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nướu sưng đỏ và có mủ, kèm theo là những cơn đau dữ dội, kéo dài. Do đó, việc nhổ răng khôn hàm dưới lúc này là vô cùng cần thiết.

  • Răng khôn hàm dưới mọc lên gây xô lệch răng bên cạnh

Nếu răng số 8 hàm dưới mọc ngầm hoặc mọc lệch không được can thiệp, chữa trị kịp thời có thể gây tác động xấu đến toàn bộ khung hàm, trở thành nguyên nhân khiến những chiếc răng khác mọc lộn xộn. Khi đó, khuôn mặt trở nên mất tính thẩm mỹ và quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn, tốn kém kinh phí.

  • Răng khôn bị sâu và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh 

Răng khôn hàm dưới nằm ở vị trí trong cùng nên việc vệ sinh chúng thường khó khăn hơn so với các răng khác khá nhiều. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn và thức ăn thừa dễ sót lại, lâu ngày hình thành các mảng bám và gây sâu răng. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng thì sẽ lây lan sang các răng bên cạnh khiến chúng bị ảnh hưởng.

3. Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?

Đây là câu hỏi chung của những ai đang tìm hiểu về phương pháp nhổ răng khôn hàm dưới.  Tùy theo cơ địa của mỗi người mà cơn đau sau khi nhổ răng khôn sẽ kéo dài hoặc ngắn lại. Thông thường, bạn sẽ bị đau nhức trong vòng khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này, việc nhổ răng khôn hàm dưới ngày nay đã trở nên dễ dàng và nhanh chóng, giúp bệnh nhân giảm đau nhức hơn vì những lý do sau:

  • Bác sĩ sử dụng thuốc tê để giảm cơn đau nhức:

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê phù hợp tại vị trí nhổ răng. Do đó, trong quá trình thực hiện bạn có thể sẽ cảm thấy tê cứng và không đau. 

  • Có sự hỗ trợ của máy móc, công nghệ hiện đại: 

Nhờ những kỹ thuật nha khoa hiện đại, quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, an toàn và giảm thiểu tối đa đau đớn cho bệnh nhân. Nổi bật là thiết bị nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm dùng năng lượng rung siêu âm ở tần số cao và nước tưới giúp tiết kiệm thời gian, không gây đau nhức, khóa mạch máu hiệu quả và vết thương nhanh lành.

  • Dùng thuốc giảm đau: 

Sau khi nhổ răng khôn hàm dưới xong, bạn phải cắn chặt bông gòn từ 30 – 60 phút để cầm máu và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Trước khi ra về, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một toa thuốc kháng sinh để giảm đau. 

  • Có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp: 

Sau khi thuốc tê tan hết, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc răng miệng cẩn thận. Bạn chỉ nên súc miệng khi máu đã cầm hoàn toàn. Sang ngày thứ hai có thể dùng bàn chải đánh răng nhưng phải thực hiện nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn cần ăn uống đủ chất, nên dùng những thực phẩm mềm, dễ nuốt để không gây tác động đến vết thương. 

4. Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Hiện nay, nhổ răng khôn hàm dưới là một quá trình tiểu phẫu răng miệng đơn giản, không gây ảnh hưởng nhiều đến hàm răng của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (như: răng mọc ngầm, mọc lệch quá nhiều, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi), nếu bác sĩ thực hiện không đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, yếu tố vô trùng không được đảm bảo có thể khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng xấu sau khi nhổ răng khôn hàm dưới. 

Cho nên, quy trình nhổ răng phải được thực hiện ở phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ nhổ răng có nhiều kinh nghiệm. Phòng khám cần đảm bảo an toàn, vô trùng tuyệt đối. Nếu không, hệ thần kinh sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng, xuất hiện một số triệu chứng như: đau họng, đau đầu, đau nhức hàm, một số người còn cảm thấy khó thở, nhiễm trùng do thao tác khử trùng không triệt để.

5. Một số biện pháp phòng ngừa biến chứng khi nhổ răng khôn hàm dưới

Khi nhổ răng khôn hàm dưới, bạn cần có những kiến thức liên quan và có cách chăm sóc vết thương phù hợp để không những phòng ngừa tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng sau tiểu phẫu mà còn có thể giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:

5.1. Trước quá trình nhổ răng khôn

Nên nhổ răng khôn vào buổi sáng: Vì vào thời điểm này đa phần bạn có tâm lý thoải mái hơn, ăn uống không quá no làm ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng. Ngoài ra, việc nhổ răng vào buổi sáng sẽ giúp các bác sĩ quan sát và theo dõi tốt hơn những bất thường có thể xảy ra sau khi nhổ răng.

Dùng thuốc tê cục bộ để làm giảm đau: Thuốc tế sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình nhổ răng. Đồng thời tránh được cảm giác lo lắng quá mức, hồi hộp dẫn đến hạ đường huyết gây ảnh hưởng đến việc nhổ răng của bác sĩ. 

5.2. Sau quá trình nhổ răng khôn

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sau 24h tính từ khi bạn nhổ răng, bạn có thể đánh răng như bình thường. Tuy nhiên, nên lựa chọn những bàn chải có lông mềm, chú ý không tác động vào vị trí vừa mới nhổ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày: để làm sạch mảng bám thức ăn, đặc biệt ngay tại vị trí nhổ răng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng nước muối sinh lý sau 6 giờ nhổ răng. Để đảm bảo vấn đề vệ sinh thì không nên dùng nước muối tự pha tại nhà, và lưu ý thực hiện nhẹ thôi nhé.
  • Nên ăn những thức ăn mềm: dễ nhai, dễ nuốt để hạn chế tác động xấu đến khoảng trống nhổ răng. Những đồ ăn quá cứng, quá dai sẽ khiến cho việc nhai thức ăn diễn ra lâu hơn.
  • Không dùng tay hay bất kỳ vật nhọn nào chọc vào vị trí vừa nhổ răng: để hạn chế gây nhiễm trùng hay chảy máu chân răng
  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau cho dù cơn đau kéo dài không dứt: để tránh dùng sai thuốc, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời cho bạn
  • Thực hiện tái khám định kỳ đúng hẹn của bác sĩ: Cho dù tổn thương đã hồi phục, bạn không còn cảm thấy đau đớn vẫn phải đến gặp nha sĩ để được chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Hy vọng với những dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới cùng những thông tin liên quan mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn có thêm kiến thức về răng khôn hàm dưới và áp dụng chúng để có thể có cách xử lý khi cần thiết. Ngoài ra, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến những biểu hiện bất thường của răng miệng để tránh bỏ lỡ những dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới nói riêng và các đặc điểm nhận biết bệnh lý nha khoa nói chung.

>>> Trong những trường hợp như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì cần can thiệp nhổ sớm để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy khi răng khôn mọc thẳng thì có ảnh hưởng gì không? Có cần phải nhổ răng? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp với bài viết Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU