Cười hở lợi phải làm sao? Cách khắc phục cười hở lợi?

Cười hở lợi khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra cười hở lợi. Vậy, cụ thể nguyên nhân gây cười hở lợi là gì? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Bạn hãy tham khảo thêm bài viết sau nhé!

1. Các nguyên nhân gây cười hở lợi?

Cười hở lợi là tình trạng khi cười, phần nướu ở hàm trên bị lộ ra nhiều (quá 3mm) gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin trong giao tiếp.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cười hở lợi nhưng chủ yếu là do:

  • Răng quá ngắn, khiến chiều cao răng với lợi không được cân đối nên khi cười, môi kéo lên, dù cơ nâng môi hoàn toàn bình thường nhưng lợi vẫn bị hở ra khá nhiều, gây ra cười hở lợi.
  • Xương ổ răng quá dày và gồ khiến cho nướu bị đẩy ra trước.
  • Vòm xương hàm phát triển quá mạnh, khớp cắn bị sai lệch, khiến răng đưa ra ngoài nhiều.
  • Trường lực co vòng môi quá lớn, làm môi bị nâng lên cao hơn bình thường, lợi lộ ra nhiều dù tỷ lệ lợi và răng hoàn toàn cân đối.
  • Lợi phát triển quá mạnh, khiến cho lợi dài và dày nên cười bị hở lợi.
  • Lợi bám thấp, chiếm quá nhiều vào thân răng tính từ gốc răng, làm răng ngắn và lợi lộ ra nhiều hơn.

2. Vì sao nên khắc phục cười hở lợi?

Cười hở lợi không ảnh hưởng đến sức khỏe hay chức năng của răng nhưng khiếm khuyết này có tác động tương đối lớn đến tâm lý của người cười hở lợi. Khiến người mắc phải tình trạng này cảm thấy tự ti, không thoải mái khi trò chuyện hoặc giao tiếp hàng ngày.

Ngoài ra, khi cười hở lợi, nếu có thói quen ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến răng dễ bị sâu hoặc viêm lợi, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Vì thế, khắc phục tình trạng cười hở lợi sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống và tránh những bệnh lý như sâu răng, viêm lợi… 

Ngày nay, công nghệ thẩm mỹ ngày càng phát triển, việc điều trị cười hở lợi cũng đơn giản và nhanh chóng, giúp bạn khắc phục nhược điểm thiếu thẩm mỹ để sớm sở hữu nụ cười hoàn hảo và duyên dáng.

3. Cười hở lợi phải làm sao? Cách khắc phục cười hở lợi

Tùy vào tình trạng răng, hàm, nướu và mức độ hở lợi của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp chữa trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Chữa cười hở lợi không cần phẫu thuật:

  • Tiêm hoạt chất

Phương pháp này áp dụng với trường hợp cười hở lợi do cơ kéo môi quá mạnh. Bác sĩ sẽ tiêm hoạt chất để làm giảm trường lực co kéo các cơ quanh môi để cơ môi trên không còn co kéo khi cười.

Phương pháp tiêm hoạt chất sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên thời gian duy trì không được lâu dài, chỉ có tác dụng từ 4 đến 6 tháng.

  • Chỉnh nha (niềng răng) 

Niềng răng là giải pháp điều trị cười hở lợi an toàn, áp dụng trong trường hợp cười hở lợi do sai khớp cắn, khớp cắn sâu, răng hàm trên chùm xuống hàm dưới khiến lợi bị kéo xuống thấp. 

Niềng răng sẽ giúp di chuyển răng về đúng vị trí, làm giảm khoảng cách từ vành môi tới cổ răng, nhờ đó khắc phục tình trạng cười hở lợi. 

Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ gắn thêm minivis để đánh lún và di chuyển răng nhằm giảm khoảng cách từ cổ răng đến vành môi, nhờ đó giúp giảm cười hở lợi.

So với các phương pháp khác, niềng răng mang đến hiệu quả điều trị kéo dài, thậm chí là vĩnh viễn nhưng tốn khá nhiều thời gian, thường là 1.5 đến 2 năm.

Chữa cười hở lợi cần phẫu thuật:

  • Mài xương ổ

Áp dụng với trường hợp cười hở lợi do xương ổ quá dày. Khi đó, bác sĩ sẽ tách phần lợi ra khỏi xương. Khi xương ổ răng lộ ra sẽ mài ít bờ viền và mặt ngoài xương ổ răng theo đúng tỉ lệ đã tính toán trước đó để nướu và răng được cân đối.

  • Phẫu thuật nâng cơ môi và làm dài môi

Phẫu thuật nâng cơ môi và làm dài môi được thực hiện bằng cách tiêm Botulinum Toxin và cơ kéo môi hoặc tiểu phẫu cắt thắng môi, má để giảm lực kéo môi khi cười.

Với trường hợp môi quá ngắn, bác sĩ sẽ tạo hình để kích thước môi dài hơn, cân chỉnh lại tỷ lệ răng, môi, lợi. 

  • Phẫu thuật cắt nướu (lợi)

Trong trường hợp lợi phát triển quá mạnh hoặc lợi bám thấp, phì đại, bác sĩ sẽ chỉ định cắt viền nướu kết hợp làm dài thân răng. Bằng cách bóc tách phần lợi trên cung hàm, sau đó cắt bỏ một phần lợi thừa để chân răng lộ chân ngoài nhiều hơn. Trong lúc thực hiện, lợi sẽ được điều chỉnh phù hợp với tỉ lệ của răng. 

Cắt nướu (lợi) thường là tiểu phẫu nên diễn ra khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Thời gian phục hồi cũng chỉ mất khoảng 2 – 3 ngày. 

  • Phẫu thuật xương hàm

Phương pháp này áp dụng cho cả lợi và xương ổ răng phát triển quá mạnh. 

Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật cắt tiền định hàm, đẩy hàm lùi vào trong và lên trên để xương và răng cân đối với nhau rồi cố định lại bằng vít Titan.

Sau khi phẫu thuật, hàm của bạn sẽ hết hô, đồng thời cũng hết cười hở lợi, khuôn miệng cũng cân xứng hơn.

Phẫu thuật hàm là kỹ thuật khó và phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm mới có thể thực hiện chính xác và đảm bảo an toàn.

Điều trị cười hở lợi là kỹ thuật khó, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có kỹ thuật chuyên sâu, thao tác tỉ mỉ, am hiểu về nha khoa và thẩm mỹ. Vì thế, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả như mong muốn, bạn hãy chọn thực hiện điều trị cười hở lợi tại những bệnh viện hoặc nha khoa uy tín nhé!

Tham khảo thêm bài viết: Phẫu thuật điều trị cười hở lợi?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU