• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Có nên trồng răng Implant răng hàm không?

Răng hàm giữ vai trò quan trọng đối với cung hàm, giúp giữ chức năng ăn nhai chính trong cung hàm. Cho nên, việc mất răng hàm phải trồng lại là điều cần thiết. Hiện nay, cấy ghép Implant là giải pháp phục hình răng hàm tối ưu nhất, cho kết quả thẩm mỹ cao, độ bền chắc vượt trội. Vậy, có nên trồng răng Implant răng hàm không? Cần lưu ý những gì? Chi phí bao nhiêu? Cùng đi tìm lời giải đáp với bài viết hôm nay nhé!

1. Vai trò của răng hàm là gì?

Một hàm răng của người trưởng thành bình thường có tổng cộng 32 răng, chia làm 4 nhóm chính: nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Răng hàm lớn là 3 răng trong cùng, tiếp theo là 2 răng hàm nhỏ, chia đều cho cả 2 bên của mỗi hàm. Vậy, sẽ có tất cả 12 răng hàm lớn và 8 răng hàm nhỏ.

Cấu tạo của răng hàm tương tự như các răng khác gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Cấu trúc răng là các phần xương cứng được cắm chặt vào các hốc răng của hàm. Răng hàm trên thường có 3 chân răng và răng hàm dưới thường có 2 chân răng. 

Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình cắn, xé, nhai và nghiền nát thức ăn cũng như đảm bảo tính hài hòa, cân đối và thẩm mỹ của khuôn mặt. Hơn thế nữa, cấu tạo bộ răng đầy đủ còn giúp phát âm được chuẩn xác, rõ chữ. 

Chính vì vậy, khi mất răng hàm nên trồng lại ngay để tránh làm giảm sút hiệu quả ăn nhai, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn miệng và việc phát âm cũng không còn chính xác.

2. Những nguyên nhân gây mất răng hàm

Tình trạng mất răng hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. 

  • Vệ sinh răng miệng kém:

Vệ sinh răng miệng kém chiếm đến 80% so với các nguyên nhân khác. Các mảng bám trên răng thường chứa hơn 500 loại vị khuẩn khác nhau gây ra nhiều hậu quả như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… khiến nướu răng suy yếu không bảo vệ được chân răng. Các mảng bám còn gây ra tình trạng sâu khiến thành răng bị phá vỡ.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý đặc biệt là thiếu các chất như canxi, kali sẽ khiến răng bị suy yếu, không còn chắc chắn. Khi răng bị yếu đi mà phải thực hiện chức năng ăn nhai nhiều, đặc biệt là những thức ăn dai, cứng sẽ khiến chân răng lung lay, từ đó gây ra tình trạng mất răng.

Ngoài ra việc sử dụng nhiều loại thức ăn, đồ uống nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,… nhưng không vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến cho đường chuyển hóa thành axit làm bào mòn răng. Từ đó men răng suy yếu, dễ xuất hiện tình trạng sâu răng, lâu dần sẽ khiến răng bị mất.

  • Các thói quen xấu:

Các thói quen xấu như nghiến răng, dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay,… sẽ khiến cho răng bị mẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng tấn công vào men răng.

Đặc biệt, chất Nicotin trong thuốc lá gây phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, tạo nên những lỗ sâu trong lợi từ đó tấn công xương quai hàm và gây ra nguy cơ mất răng cao.

  • Do sự thay đổi Hoocmon:

Sự thay đổi hoocmon thường xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Những sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này làm chân răng bị suy yếu, từ đó dẫn đến nguy cơ mất răng cao.

  • Do tuổi tác:

Ở những độ tuổi càng cao các hoạt động nhai, nghiến và cắn lâu dần sẽ bào mòn lớp men và các góc cạnh của răng, gây ra hiện tượng lão hóa. Lão hóa răng khiến răng không còn chắc khoẻ và dẫn đến mất răng.

  • Do chấn thương, tai nạn:

Các tác động bên ngoài như chấn thương, tai nạn hoặc các hoạt động thể thao mạnh sẽ tác động một lực lớn lên răng. Răng khi chịu tác động mạnh sẽ làm lệch cấu trúc răng và khả năng mất răng là khá cao.

  • Do các bệnh lý khác:

Các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, viêm khớp, ung thư khớp cắn… sẽ khiến răng yếu hơn, dễ rụng hơn người bình thường.

3. Mất răng hàm có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng mất răng nếu không được cải thiện sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:

  • Dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm: Khi mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống ở vị trí chân răng, không còn lực nhai tác động của răng lên xương hàm, dẫn tới quá trình tiêu xương. Thông thường, sau khi bị mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ suy giảm từ từ. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.
  • Ảnh hưởng tính thẩm mỹ, mất tự tin: Khi xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm thì thẩm mỹ của khuôn mặt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 2 má hóp dần lại, các nếp nhăn quanh miệng bắt đầu xuất hiện, da mặt nhăn nheo, chảy xệ, quá trình lão hóa được đẩy nhanh khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật.
  • Ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hàng ngày: Răng hàm trên và răng hàm dưới nắm giữ nhiệm vụ ăn nhai chủ yếu nên khi thiếu răng hàm thì quá trình ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn, lực nghiền nát thức ăn giảm sút. Lâu dần dẫn đến các bệnh về dạ dày, suy di dưỡng do ruột khó hấp thu các chất dinh dưỡng
  • Xô lệch vị trí các răng còn lại: Xương hàm bị tiêu đi do mất răng hàm quá lâu sẽ khiến những răng bên cạnh mọc xô lệch vào khoảng trống mất răng, răng đối diện có chiều hướng trồi lên do mất đi lực nâng đỡ ảnh hưởng đến khớp cắn của hàm răng, những răng xung quanh có thể bị hư và mất đi.

4. Các phương pháp trồng lại răng hàm đã mất

Đối với trường hợp mất răng, hiện nay có 3 phương pháp được áp dụng phổ biến đó là: Hàm tháo lắp, cầu răng sứ và cắm Implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào tình trạng của mỗi người sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Cho nên, bạn cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định nhé!

 

  • Hàm tháo lắp

Hàm tháo lắp có nền được thiết kế từ nhựa Acrylic, có thể kèm theo khung kim loại, còn phần thân răng được chế tạo từ nhựa hoặc sứ. Đeo hàm giả tháo lắp có thể áp dụng cho tất cả trường hợp bị mất răng, có tác dụng nâng đỡ cơ môi và má giúp hạn chế hiện tượng hóp má tại các vị trí mất răng, ngăn chặn nếp nhăn xuất hiện ở hai bên má với những ưu điểm nổi bật như:

  • Chi phí làm hàm giả tháo lắp thấp nhất so với các phương pháp phục hình răng khác
  • Thực hiện và sử dụng đơn giản
  • Có thể tháo lắp dễ dàng mọi lúc mọi nơi

Tuy nhiên, việc dùng hàm tháo lắp không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương do mất răng, khả năng ăn nhai bị hạn chế và gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

  • Cầu răng sứ

Khi bị mất một răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ một hay nhiều răng ở hai bên để làm thành cầu răng, giúp thay thế răng đã mất. Nhờ đó giúp khách hàng ăn nhai bình thường và đảm bảo tính thẩm mỹ. Cầu răng sứ có các ưu điểm như:

  • Làm cầu răng sứ tương đối vững chắc giúp khôi phục chức năng nhai và thẩm mỹ gần như răng thật. 
  • Chi phí làm cầu răng sứ tương đối hợp lý

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này thì khách hàng buộc phải mài răng thật và nó cũng không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương nơi mất răng tương tự như đeo hàm tháo lắp.

  • Cắm trụ Implant

Đây được xem là thành tựu vượt trội nhất trong các phương pháp trồng răng giả phục hình răng bị mất hiện nay. Phương pháp này sử dụng một trụ Implant làm từ Titanium để cấy trực tiếp vào mô xương hàm, ngay tại vị trí mất răng mà không cần phải mài răng. Sau đó, chờ trụ Implant tích hợp tốt vào xương hàm (có thể mất từ 3 đến 6 tháng) sẽ mão răng sứ bọc lên Implant.

Trồng răng giả bằng Implant có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương ổ răng, không cần mài răng và không làm ảnh hưởng đến răng thật kế cận. Đặc biệt, người dùng có thể thực hiện chức năng nhai hiệu quả như răng thật.

5. Có nên trồng Implant răng hàm không?

Chi phí cắm Implant phục hình răng hàm khá cao nhưng đây là phương pháp luôn được nhiều chuyên gia đánh giá cao khi sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như:

  • Trồng răng hàm bị mất hoặc trồng răng hàm bị sâu đều áp dụng được khi bệnh nhân mất mất 1 răng, mất răng số 7 hay mất răng toàn hàm…
  • Khắc phục những nhược điểm của phương pháp trồng răng bằng cầu sứ hay hàm tháo lắp, tránh trường hợp tiêu xương hàm, lão hóa, răng bị xô lệch…
  • Phục hình cả chân răng và thân răng không thay đổi cấu trúc răng như cầu sứ, không mài răng không xâm lấn răng kế cạnh, bảo tồn răng thật
  • Tuổi thọ răng Implant đến 30 năm hoặc vĩnh viễn nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và được chăm sóc tốt
  • Phục hồi khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cao nhìn giống răng thật
  • Dễ vệ sinh như răng thật, không gây vướng víu trong sinh hoạt hàng ngày

6. Chi phí trồng Implant răng hàm bao nhiêu tiền?

Hiện nay, trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả và hiện đại được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn khi gặp tình trạng mất răng. Tuy nhiên, đây cũng là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi yêu cầu cao về tay nghề bác sĩ cũng như máy móc, nguyên vật liệu so với hai phương pháp trồng răng khác như hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ. Do đó, giá trồng răng Implant thường cao hơn.

Giá trồng Implant răng hàm sẽ tùy thuộc vào số lượng răng mất cũng như loại trụ Implant, Abutment và răng sứ mà khách hàng lựa chọn. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định chính xác mức giá cho một chiếc răng hoàn chỉnh là bao nhiêu.

Thông thường, giá trồng Implant răng hàm sẽ bao gồm chi phí trụ Implant (dao động khoảng 13.000.000đ – 40.000.000/trụ) cùng với các loại chi phí phát sinh khác như: ghép thêm xương trường hợp bị thiếu xương, nâng xoang,… Tùy vào mỗi đơn vị nha khoa, chi phí cắm trụ sẽ bao gồm cả trụ và mão sứ, có nơi sẽ tách riêng những bộ phận của Abutment để tính. Cho nên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định nhé!

Có nên trồng răng Implant răng hàm không còn phụ thuộc vào tình trạng và điều kiện kinh tế của mỗi người. Tuy nhiên, xét về tính thẩm mỹ và độ bền thì cấy ghép Implant đang là phương pháp tối ưu nhất. Dù chọn phương pháp phục hình nào đi chăng nữa, thì việc quan trọng cần quan tâm chính là bạn phải chọn được địa chỉ thực hiện uy tín. Từ đó có thể đảm bảo tính an toàn khi thực hiện, hạn chế tối đa việc xảy ra những rủi ro phát sinh, và đạt được sự thành công như mong đợi. 

>>> Cấy ghép Implant hiện đang là phương pháp trồng lại răng đã mất hiện đại nhất hiện nay và được giới chuyên gia đánh giá cao. Vây, đây có thực sự là phương pháp hoàn hảo như lời đồn, cùng thêm hiểu thêm trong bài viết: Tại sao phải cấy ghép Implant?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU