• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Có nên niềng răng không?

Một hàm răng đẹp, chuẩn khớp cắn sẽ giúp bạn tự tin khi giao tiếp, đồng thời quá trình ăn nhai cũng thuận lợi hơn. Nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu một hàm răng hoàn hảo. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc khuyết điểm về răng: hô, móm, thưa, khấp khểnh… ngày một nhiều, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. 

Niềng răng chính là giải pháp có thể can thiệp hiệu quả các khiếm khuyết này. Tuy nhiên, có phải trường hợp nào cũng nên niềng răng hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng là gì?
Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt… để đưa những răng mọc sai lệch về đúng vị trí, đảm bảo đúng khớp cắn, giúp khuôn mặt hài hòa và thẩm mỹ hơn.

Niềng răng là phương pháp làm thay đổi về chức năng lẫn thẩm mỹ của răng khuyết điểm, mà hạn chế những xâm lấn tối đa đến răng và xương hàm. 

Thời gian niềng răng trung bình kéo dài từ 1 đến 3 năm, tùy vào độ tuổi và mức độ sai lệch của răng.

Hiện nay, ngành Nha khoa ngày càng phát triển nên sẽ có nhiều phương cho khách hàng lựa chọn như: niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài tự khóa, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt lưỡi, khay niềng trong suốt…

Tùy vào nhu cầu tài chính và nhu cầu thẩm mỹ của mỗi mình mà bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp niềng răng phù hợp.

2. Tại sao phải niềng răng?

Tại sao phải niềng răng?
Tại sao phải niềng răng?

Ngoài việc mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ, hàm răng khuyết điểm còn gây ra những bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai khiến thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa vào dạ dày, dẫn tới việc dạ dày làm việc quá mức, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… 
  • Khả năng phát âm kém vì răng kết hợp với môi, lưỡi giúp bạn phát âm chuẩn xác. Trường hợp răng hô, móm, lệch lạc, thưa… sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm những âm khó như: “ph, s, v…”.
  • Gây ra các bệnh lý về răng vì khó vệ sinh răng sạch sẽ, từ đó tạo ra những mảng bám gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…
  • Gây rối loạn khớp thái dương hàm, do khớp cắn không chuẩn, khi há miệng sẽ nghe tiếng lục cục hoặc đau ở mang tai.

Niềng răng chính là giải pháp tối ưu, có thể giúp bạn can thiệp hiệu quả các khiếm khuyết để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm, cân chỉnh khớp cắn chuẩn xác hơn. Từ đó đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ cho hàm răng, nụ cười của bạn

Ngoài ra, trong một số trường hợp, niềng răng còn giúp đóng khoảng vùng mất răng (đối với người mất răng từ trước) đảm bảo chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bạn nên quyết định niềng răng càng sớm, càng tốt.

3. Có nên niềng răng không?

Có nên niềng răng không?
Có nên niềng răng không?

Niềng răng giúp sắp xếp các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, làm cho khuôn miệng trở nên cân đối, hài hòa và thẩm mỹ hơn.

Vì thế nếu bạn đang gặp phải các vấn đề răng miệng như: hô, móm (khớp cắn ngược, thưa, khấp khênh (lệch lạc)… thì niềng răng chính là phương pháp bạn nên lựa chọn.

Khi các răng lệch lạc được cân chỉnh sẽ giúp khắc phục tình trạng lệch khớp cắn, vấn đề ăn nhai trở nên dễ dàng, phát âm cũng chuẩn xác hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa 

Sau khi niềng răng, các răng sẽ đều hơn trên cung hàm, nhờ đó việc vệ sinh răng được tốt hơn, tránh mắc phải một số bệnh lý răng miệng

Đối với những trường hợp mất răng, niềng răng sẽ đóng khoảng trống mất răng, giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai và tránh tình trạng tiêu xương hàm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể niềng răng, những đối tượng sau đây cần lưu ý trước khi niềng răng: 

  • Bệnh nhân nhiễm trùng máu tuyệt đối không được niềng răng. 
  • Đây cũng không phải là giải pháp thích hợp cho những người bị bệnh nhân tâm thần hay đang bị viêm quanh chân răng mức độ nặng.

Người niềng răng còn phải đối mặt với nhiều tác hại nếu thực hiện sai cách. Cụ thể là:

Niềng răng sai cách để lại hậu quả gì?
Niềng răng sai cách để lại hậu quả gì?
  • Nếu nắn chỉnh răng không đúng lực, có thể làm răng bị nghiêng, răng không khít nhau, tiêu chân răng, gây mất thẩm mỹ, gặp khó khăn khi ăn uống do bị mỏi răng, đau khớp hàm…
  • Nguy cơ lòi chân răng, viêm tuỷ, răng lung lay, thời gian điều trị kéo dài nếu bác sĩ niềng răng không có nhiều kinh nghiệm, tay nghề yếu kém. 

Ngoài ra, sau khi tháo mắc cài, bạn cần phải đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ, để tránh trường hợp răng “chạy” lại , gây tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc

4. Những trường hợp nên niềng răng

Những trường hợp nên niềng răng
Những trường hợp nên niềng răng

Niềng răng là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với những trường hợp răng khuyết điểm:

  • Răng hô: khi răng cửa hàm trên chìa ra ngoài nhiều hơn so với răng cửa hàm dưới. Trường hợp hô nặng, môi trên không phủ hết răng, khớp cắn hai hàm không sát khít với nhau. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, gây khó khăn trong việc ăn nhai. Vì vậy, niềng răng chỉnh hô sẽ giúp 2 hàm đều nhau và chuẩn khớp cắn hơn.
  • Khi bị móm, xương hàm dưới sẽ đưa ra phía trước quá nhiều, xương hàm dưới phủ ngoài răng hà, khó khép kín miệng, khiến khuôn mặt bị biến dạng, khả năng ăn nhai bị giảm sút.

Răng móm dễ bị mòn theo thời gian, nên niềng răng chỉnh móm là rất cần thiết, để đảm bảo sức khỏe, cũng như khuôn mặt được thẩm mỹ hơn.

  • Răng khấp khểnh: cản trở quá trình ăn nhai 2 hàm không khít nhau, răng mọc lộn xộn, thức ăn dễ mắc kẽ răng, khó vệ sinh sạch sẽ, kẽ răng trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn gây sâu răng, viêm tuỷ và viêm nha chu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Răng thưa: khe hở giữa các răng dễ bị dắt lại thức ăn sau khi ăn uống, ảnh hưởng đến việc phát âm. Nếu răng thưa nhẹ, bạn có thể bọc răng sứ hoặc niềng răng để để đóng khoảng, còn khe hở quá rộng. Nên chỉnh răng và kết hợp phục hình để các răng đều nhau và cho kết quả tối ưu nhất.

Vậy nên, niềng răng sẽ giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, phòng tránh các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Dù niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha không gây nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể gặp phải nhiều biến chứng trong quá trình điều trị nếu không được thăm khám và tư vấn kỹ. Vì thế, nếu đang có nhu cầu chỉnh răng, bạn cần lựa chọn kỹ càng để quyết định có nên niềng răng không?

Hãy chọn cho mình địa chỉ niềng răng uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại để quá trình niềng răng an toàn và đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng cần có ý thức chăm sóc răng miệng cẩn thận và có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Tham khảo thêm bài viết: Tác dụng của niềng răng là gì?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU