Răng khôn là những chiếc răng “dư thừa” trên cung hàm do không có chức năng, vai trò rõ ràng. Thậm chí còn gây nhiều nguy hại đối với sức khỏe răng miệng và cơ thế. Vậy nên, hầu hết các trường hợp mọc răng số 7 đều bị loại bỏ để bảo vệ sức khỏe toàn thân. Sau khi nhổ răng số 8 có cần phải trồng lại không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vai trò của răng số 8 là gì?
Răng khôn đã tồn tại hàng ngàn thiên nhiên kỷ và được tổ tiên chúng ta sử dụng như những răng hàm khác để nghiền nát thức ăn.
Tại sao mọc răng khôn? Bởi vào thời điểm đó, con người vẫn còn trong giai đoạn sử dụng những loại thực phẩm thô và cứng, thậm chí là thức ăn tươi sống nên cần lực nhai nhiều hơn, vì vậy răng khôn có vai trò quan trọng như những nhóm răng khác. Lúc này, khuôn hàm cũng được mở rộng nên có vị trí đứng rõ ràng cho răng số 8.
Qua thời gian xã hội ngày càng hiện đại, thức ăn mềm hơn do được nấu chín nên nhu cầu đối với răng số 8 không còn nhiều như trước nữa. Lúc này hàm ít hoạt động nên sẽ dần thu nhỏ lại.
Tuy khuôn hàm thon gọn lại nhưng số lượng răng mọc vẫn không thay đổi, bao gồm cả răng khôn nên thường không đủ chỗ để chứa tất cả các răng. Lúc này do răng khôn mọc lên cuối cùng, thay vì mọc thẳng chúng sẽ mọc kẹt, mọc ngang, mọc ngầm… gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
Cho đến hiện nay, các nha sĩ vẫn chưa xác định được vai trò rõ ràng của răng khôn ngày nay. Có người nói rằng nếu mọc thẳng, nó có thể góp phần tăng khả năng ăn nhai. Người khác lại nói có thể thay thế cho răng hàm số 6 hoặc 7 nếu chúng bị mất vì lý do nào đó.
2. Có nên nhổ răng số 8 không?
Theo thời gian, răng khôn dần mất đi chỗ đứng của mình vì khuôn hàm không còn phát triển nữa. Nếu mọc ngay hàng thẳng lối, răng khôn sẽ không gây nguy hiểm gì. Ngược lại, nếu mọc ngầm, mọc lệch và gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì việc nhổ bỏ răng khôn là hoàn toàn cần thiết.
Một số ảnh hưởng xấu của răng số 8:
- Gây viêm nhiễm khoang miệng
Răng khôn mọc ngầm dưới nướu hoặc mọc lên một phần khiến vùng nướu bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây đau nhức, viêm nhiễm, đôi khi còn tiết dịch mủ. Nếu để lâu có nguy cơ gây nhiễm trùng máu.
- Tổn thương răng bên cạnh
Do xương hàm ngừng tăng trưởng, không đủ chỗ cho răng khôn mọc thẳng nên chúng có thể sẽ mọc đâm sang răng số 7 bên cạnh. Khi đó, phần thân hoặc chân răng hoặc chân răng số 7 sẽ bị thương, xuất hiện lỗ hổng khiến vi khuẩn tấn công, gây sâu răng và viêm tủy răng.
- Làm rối loạn phản xạ và cảm giác
Với trường hợp răng mọc ngầm có thể sẽ chèn ép, tác động lên các dây thần kinh bên dưới răng, dẫn đến rối loạn cảm giác ở niêm mạc, môi, da quanh vùng mặt…
- Gây các bệnh răng miệng
Răng khôn dù mọc hoàn thiện cũng rất khó làm sạch vì nằm ở vị trí sâu tận bên trong cung hàm. Vệ sinh không sạch sẽ, thức ăn còn mắc kẹt lại dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm kẽ răng, viêm lợi…
3. Nhổ mất răng số 8 có nên trồng lại không?
Xét về vai trò, chức năng và những tác hại mà răng khôn gây ra cho sức khỏe răng miệng thì việc nhổ bỏ là vô cùng cần thiết. Và việc có nên trồng lại răng số 8 sau khi nhổ không thì câu trả lời sẽ là không nên.
Sở dĩ không cần phải trồng lại răng khôn sau khi nhổ là vì dù có khôi phục lại thì cũng không cải thiện hay giúp ích gì cho chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ của hàm răng. Ngược lại, việc loại bỏ còn giúp hạn chế những tác hại do răng khôn gây ra cũng như tránh được tình trạng xô lệch răng trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng.
Vị trí răng khôn sau khi bị nhổ bỏ sẽ được nướu và các tổ chức quanh răng lấp đầy sau một khoảng thời gian nên không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.
Với câu hỏi Có nên trồng lại răng số 8 sau khi nhổ không thì các lý do trên hy vọng đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề với răng khôn, hãy đến ngay nha khoa Westway, đội ngũ bác sĩ chuyên gia niềng răng chỉnh nha của chúng tôi sẽ thăm khám, kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe răng miệng của bạn.
>>> Đọc thêm bài viết khác Bị mất răng cấm phải làm sao? Có trồng lại được không?