Bạn không tự tin với nụ cười của mình? Bạn muốn làm răng sứ nhưng lại ngại vấn đề phải mài răng gốc? Tuy bọc răng sứ có thể đảm bảo tính an toàn khi mài răng bởi bác sĩ thực hiện là người có tay nghề cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể hạn chế được vấn đề này. Đó là khi áp dụng dán răng sứ Veneer. Vậy làm sao để biết có nên áp dụng dán sứ Veneer không? Trường hợp nào nên áp dụng? Những thắc mắc này được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Dán sứ Veneer áp dụng trong trường hợp nào?
Dán sứ Veneer là phương pháp sử dụng mặt dán làm bằng lớp sứ mỏng khoảng từ 0.2 mm – 0.5 mm để phủ lên bề mặt răng giúp che đi khuyết điểm. Cho nên, phương pháp này sẽ hỗ trợ bảo tồn răng thật cao nhất. Dưới đây là một số trường hợp có thể dán sứ Veneer:
1.1. Trường hợp lớp men răng bị bào mòn theo thời gian
Men răng mòn là hiện tượng rất dễ xảy ra. Nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
- Thói quen nghiến răng khi ngủ
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Tác động lâu dài của axit có trong thức ăn, thức uống hàng ngày
- Thực phẩm nhiều đường, đậm màu
- Thói quen dùng tăm xỉa răng có đầu nhọn trong thời gian dài
Biểu hiện của tình trạng mòn men răng là răng bị đổi màu và lộ ra lớp răng ngả màu vàng. Răng có cảm giác ê buốt khi ăn thực phẩm nóng lạnh hay chua. Khách hàng có men răng bị bào mòn có thể tiến hành dán sứ Veneer nhằm bảo vệ mô răng thật, kịp thời hạn chế hư tổn.
1.2. Trường hợp răng bị vỡ, mẻ nhỏ
Tình trạng răng bị vỡ, mẻ nhỏ cũng là một vấn đề rất dễ gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Dùng lực quá mạnh trong quá trình ăn nhai
- Do sâu răng khiến các mô răng bị bào mòn dần
- Cấu trúc của răng yếu do thiếu canxi, dẫn đến việc dễ bị mẻ, vỡ
- Tai nạn, chấn thương
Tình trạng răng bị vỡ, mẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như: viêm nướu, viêm chân răng, răng yếu dần… Vì vậy, đối với những trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ nên có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt. Và dán răng sứ Veneer là một giải pháp an toàn, hiệu quả trong trường hợp này.
1.3. Trường hợp răng bị thưa, hở kẽ
Thông thường, răng thưa, hở kẽ nhẹ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc ăn nhai. Nhưng lại khiến khuôn miệng mất thẩm mỹ và thiếu tự tin trong giao tiếp. Bọc sứ vẫn cải thiện được nhưng lại không cần thiết, vì dán sứ có thể khắc phục tốt hơn và trong một số trường hợp có thể không cần mài răng.
2. Có nên dán răng sứ Veneer không?
Với những ưu điểm vượt trội, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào phương pháp dán sứ Veneer bởi những đặc điểm sau:
Bảo toàn tối đa răng gốc:
Khi dán răng Veneer, bác sĩ chỉ xử lý làm mịn trên bề mặt răng nên men răng gần như được bảo tồn hoàn toàn. Đây là ưu điểm quan trọng nhất giúp Veneer trở thành phương pháp thẩm mỹ răng an toàn được cả thế giới ưa chuộng. Nhờ vậy, khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu, không hề đau hay ê buốt răng. Miếng dán răng sứ Veneer mỏng như tờ giấy với thấu quang ánh sáng có thể xuyên qua. Khi dán lên, tại vùng cạnh cắn, khách hàng thấy rõ độ trong của sứ.
Mặt dán sứ có độ bền cao, chịu lực tốt:
Mặt dán sứ được chế tác với công nghệ CAD/CAM 3D tân tiến nên độ bền và chịu nhiệt cao, có khả năng chịu lực lên đến 500 Mpa, thậm chí Veneer còn bền chắc hơn cả răng tự nhiên, cho khả năng ăn nhai thoải mái. Mặc dù, mặt dán răng Veneer có độ mỏng tinh tế chỉ từ 0,2 – 0,5mm nhưng được dán chắc chắc bằng keo dán chuyên dụng bám sát vào thân răng nên khách hàng không cần lo lắng miếng dán dễ bung bật khi ăn nhai.
Vật liệu an toàn và lành tính với cơ thể
Răng sứ được áp dụng vào phương pháp dán sứ Veneer phần lớn là sứ cao cấp, được nhập khẩu chính hãng, đảm bảo độ an toàn và lành tính, không có hại đối với răng miệng cũng như cơ thể nên bệnh nhân có thể yên tâm khi thực hiện cách làm đẹp răng này.
Bề mặt sứ Veneer láng mịn, trong bóng có tính thẩm mỹ cao
Lớp sứ siêu mỏng, trong bóng tự nhiên cùng dáng răng được thiết kế phù hợp với phong cách cá nhân chắc chắn sẽ làm hài lòng bất kỳ khách hàng nào. Việc thẩm mỹ răng luôn cần có sự đầu tư chỉnh chu, tỉ mỉ trong từng chi tiết, từng đường cười, rìa cạnh cắn cũng như độ trong của từng miếng dán. Với dán răng Veneer đòi hỏi ở cả sự màu sứ hài hòa, trắng trong như men răng tự nhiên chứ không trắng bệch hoặc quá sáng để tạo nên tính tự nhiên nhất.
Tuổi thọ mặt dán sứ cao
Trên thực tế, dán răng Veneer có tuổi thọ khoảng 10 năm hoặc hơn nếu bạn chăm sóc tốt và thăm khám định kỳ.
Độ bóng của miếng dán Veneer cũng không bị xỉn màu theo thời gian, ngược lại thời gian sử dụng càng lâu lớp sứ sẽ càng hài hòa. Nhiều người sẽ hoàn toàn không phát hiện ra bạn đã can thiệp thẩm mỹ răng.
Tuy nhiên, dán sứ Veneer vẫn tồn tại một khuyết điểm đó là phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp răng lệch lạc, xỉn màu nhẹ. Với những trường hợp khớp cắn lệch nặng như khớp đối đầu, cắn chéo hoặc nhiễm màu nặng thì không không thể phục hình bằng kỹ thuật Veneer này được.
3. Quy trình dán sứ Veneer diễn ra như thế nào?
Quy trình thực hiện dán sứ Veneer không làm mất nhiều thời gian của bệnh nhân, chỉ sau 2 – 3 lần hẹn cách nhau 2 – 3 ngày là bạn có thể sở hữu được nụ cười tự tin. Bao gồm những công đoạn sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát, kiểm tra và chụp phim
Đây giai đoạn để bác sĩ và khách hàng cùng nhau trao đổi thông tin tình trạng hiện tại. Tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe cũng như tình trạng răng để phát hiện những bệnh lý về răng miệng. Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được dẫn đi chụp phim. Qua kết quả phim bác sĩ sẽ xác định được tình trạng răng đang ở mức độ nào, cấu trúc xương ra sao để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tối ưu dựa trên kết quả thăm khám, kiểm tra và chụp phim. Sau đó tư vấn cụ thể cho bệnh nhân để được nắm và có thể đưa ra quyết định chính xác.
Bước 3: Mài răng và lấy mẫu dấu hàm
Đây là một trong những bước quan trọng nhất để quyết định đến thẩm mỹ về sau. Bác sĩ sẽ sử dụng những thiết bị chuyên dụng tiến hành phân tích và mài cùi Veneer. Trong một số trường hợp không cần mài thì bác sĩ sẽ tạo độ nhám trên bề mặt răng để tạo độ sát khít khi dán sứ. Sau đó tiến hành lấy dấu mẫu hàm, chọn màu sứ để gửi mẫu cho Labo – bộ phận chế tác răng sứ.
Bước 4: Thực hiện dán tạm mặt sứ
Sau khi chế tác xong răng sứ, bệnh nhân sẽ được hẹn đến phòng khám. Bác sĩ tiến hành gắn sứ theo đúng kỹ thuật. Điều này cần đảm bảo để đạt được độ đều, đẹp, cân đối về sau. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ chênh và điều chỉnh trước khi kết thúc.
Bước 5: Cố định mặt dán sứ và hẹn lịch tái khám
Khi bệnh nhân đã hài lòng, bác sĩ tiến hành cố định mặt dán sao cho chắc chắn nhất bằng keo dán chuyên dụng trong nha khoa. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tư vấn dặn dò cách chăm sóc miệng đúng cách. Sau đó, hẹn lịch tái khám để kiểm tra răng định kỳ.
Dán sứ Veneer là giải pháp răng sứ tối ưu, đảm bảo cả về tính thẩm mỹ và độ bền. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình dán sứ diễn ra thành công còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng sứ, tay nghề của bác sĩ, tình trạng của mỗi người… Để biết được có nên dán răng sứ Veneer hay không, bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra và bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp.
>>> Hiện nay, bọc răng sứ và dán sứ Veneer được xem là 2 phương pháp phổ biến để khắc phục những khuyết điểm trên răng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Để biết bản thân phù hợp với phương pháp nào, bạn có thể tham khảo tại bài viết: “Nên bọc răng sứ hay dán Veneer”