• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Cầu răng sứ là gì? Những điều bạn cần biết về cầu răng sứ

Tình trạng mất răng nếu không được can thiệp trồng lại răng giả sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng tính thẩm mỹ, đường tiêu hóa, gặp vấn đề về ăn nhai,… Cho nên, việc trồng lại răng đã mất là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay, cầu răng sứ chính là biện pháp khắc phục được áp dụng phổ biến. Để tìm hiểu rõ hơn về cầu răng sứ, bạn có thể theo dõi nguồn thông tin được tổng hợp ở bài viết sau.

1. Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là phương pháp giúp khôi phục một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách tạo một cầu nối giữa hai răng bên cạnh khu vực bị thiếu răng. Nếu trong trường hợp mất nhiều răng, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép Implant trước rồi sau đó mới tiến hành bắc cầu để che lấp khoảng trống mất răng.

Trước khi làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài đi một phần men răng của các răng thật bên cạnh để chụp mão răng nối với cầu răng sứ ở bên trên. Do đó, điều kiện đầu tiên để có thể áp dụng được phương pháp này là các răng bên cạnh vị trí răng đã mất phải đủ chắc khỏe. Vì thế, nếu mất răng số 7, bệnh nhân không thể làm cầu răng sứ được vì răng số 8 là răng khôn, không đủ điều kiện làm trụ cầu.

2. Cấu tạo của cầu răng sứ

Cấu tạo của 1 cầu răng bao gồm: 2 mão răng sứ bọc lên 2 chân răng làm trụ và răng giả nằm ở giữa thay thế cho răng đã mất. Trước khi lắp cầu răng sứ cần phải tiến hành mài răng. Thông thường, bác sĩ sẽ mài ít nhất là 2 răng bên cạnh răng mất để làm cùi răng và làm giá đỡ cho cầu răng sứ. Trong một số trường hợp cần cầu nhiều răng thì phải mượn nhiều hơn 2 răng để làm trụ.

3. Các loại cầu răng sứ hiện nay

Hiện nay, có 5 loại cầu răng sứ với những ưu nhược điểm khác nhau:

Cầu răng truyền thống

Được áp dụng khi 2 răng được chọn làm trụ vẫn còn khỏe mạnh. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài hai đầu răng này để làm trụ, sau đó dùng một dải răng sứ gắn lên trên trụ răng, ở giữa nối răng giả để thay thế cho răng bị mất.

Cầu răng Composite

(Dùng sợi gia cố ribbon hoặc được liên kết lại với nhau bằng composite)

Với những người mất ít răng, một hoặc hai chiếc và không có nhiều chi phí để thực hiện các giải pháp cầu răng sứ thì có thể cân nhắc thử cầu răng Composite. 

Cầu răng được nối với nhau bằng Composite (một loại chất liệu được sử dụng để làm đầy răng bằng nhựa thường dùng trong trám răng) được đặt trực tiếp vào khoảng trống răng bị mất. Thời gian thực hiện kỹ thuật này thường khá nhanh, chỉ diễn ra trong 1 lần thăm khám. 

Cầu răng với/đèo

Phương pháp này chỉ cần sử dụng một răng trụ để đỡ cầu răng giả. Tuy nhiên, cầu răng này thường được khuyên không nên dùng với vị trí răng hàm vì lực cắn ở vị trí đó rất nhiều, dễ gây ảnh hưởng đến răng trụ thật. Còn đối với trường hợp răng cửa bị mất, bạn có thể áp dụng loại cầu răng này.

Cầu răng cánh dán

Cầu cánh dán là loại cầu răng có khả năng bảo tồn răng thật cao bằng cách sử dụng một răng giả có hai cánh dán kim loại ở hai bên. Trong đó, răng giả sẽ lấp vào khoảng trống răng mất còn hai cánh dán sẽ được gắn cố định ở mặt trong của hai trụ răng bên cạnh bằng xi măng nha khoa. Tuy nhiên, đối với tình trạng răng bị khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo thì không nên lựa chọn loại cầu răng này.

Cầu răng bằng Implant

Đây được xem là loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay, loại cầu răng này không gây ảnh hưởng, tổn hại gì đến răng tự nhiên bên cạnh răng đã mất nhờ được hỗ trợ bởi răng implant. Ưu điểm của loại cầu răng này là tạo khoảng cách thích hợp giữa các răng giúp bạn làm sạch răng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chi phí của phương pháp này khá cao vì phải cắm trụ.

4. Những trường hợp nên sử dụng cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ thường áp dụng những trường hợp sau đây:

  • Những người mất 1 – 3 răng liền kề hoặc một vài răng mất xen kẽ.
  • Những người bị mất răng và các răng bên cạnh vẫn còn chắc khỏe để có thể mài làm trụ cầu.
  • Những người mất răng nhưng không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện cấy ghép Implant.

5. Có nên làm cầu răng sứ không?

Cầu răng sứ mặc dù là phương pháp đã có từ lâu nhưng nó vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn vì những ưu điểm như:

  • Tính thẩm mỹ cao: Do răng sứ có hình dáng, kích thước và màu sắc gần giống răng thật nên khi phục hình bằng phương pháp cầu răng sứ sẽ đem lại cảm giác tự nhiên cho người sử dụng. Đối với một số loại sứ đắt tiền bạn sẽ khó phân biệt được đâu là răng thật, răng giả bằng mắt thường.
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai: Trồng răng sứ có thể phục hồi lại hoàn toàn chức năng của răng đã mất. Răng sứ có chức năng tương đương như răng thật, việc cảm biến thức ăn cũng tốt hơn so với phương pháp hàm giả tháo lắp.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Chỉ mất khoảng 2 – 3 lần đến phòng khám, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày là có thể hoàn tất quá trình làm cầu răng sứ.
  • Chi phí hợp lý: So với trồng răng Implant thì giá bắc cầu răng sứ thấp hơn. Đồng thời, giá trồng răng giả bằng phương pháp này còn dựa vào số lượng răng cần phục hồi, chất liệu răng sứ mà bạn lựa chọn để thực hiện. 

6. Làm cầu răng sứ có tốt không? Có sử dụng được vĩnh viễn không?

Với kỹ thuật trồng răng sứ bắc cầu, nếu chọn đúng các răng để làm trụ, khoảng mất răng không quá lớn và bác sĩ mài răng đúng kỹ thuật thì cầu răng sứ vẫn khôi phục được chức năng ăn nhai khá tốt, bạn không cần phải quá lo lắng về việc phải mài răng. Bên cạnh đó, cầu răng sứ là phương pháp trồng răng cố định, do đó không cần phải tháo ra lắp vào bất tiện như khi dùng hàm giả tháo lắp.

Tuy nhiên, cầu răng sứ không ngăn được tình trạng tiêu xương, nướu bị tụt làm lỏng cầu răng và cần phải thay cầu răng sứ mới. Khi nướu bị tụt lâu ngày sẽ lộ ra lỗ hổng làm cho hàm răng nhìn rất mất thẩm mỹ, thức ăn có nguy cơ nhét vào gây hôi miệng. Về lâu dài dễ mắc các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng. Do đó, để tránh tình trạng tiêu xương hàm gây ảnh hưởng xấu đến gương mặt lẫn chức năng ăn nhai của hàm răng, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn thực hiện cấy ghép Implant để thay thế cả chân răng.

Về thời gian sử dụng của cầu răng sứ, thông thường sẽ từ 7 – 10 năm, nếu chăm sóc răng miệng tốt thì có thể dùng được lâu hơn. Ngoài ra, để tăng tuổi thọ của cầu răng, bệnh nhân nên lựa chọn những loại răng sứ có chất lượng cao như răng toàn sứ.

7. Làm cầu răng sứ có đau không?

Khi làm cầu răng, bác sĩ chỉ mài một lớp men mỏng bên ngoài với một tỷ lệ nhất định. Trong suốt quá trình mài bạn sẽ được tiêm thuốc tê ở vùng răng cần điều trị nên sẽ không có cảm giác đau đớn. Khoảng 2h sau khi mài răng, thuốc tê hết thì bạn sẽ có cảm giác hơi đau và ê buốt một chút. Tuy nhiên đây là biểu hiện rất bình thường. Nếu độ nhạy cảm của răng quá mức thì bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc giảm đau và hướng dẫn bạn cách giảm đau tại nhà.

Làm cầu răng sứ có đau không còn tùy thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện và sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình một nha khoa làm cầu răng sứ uy tín, chất lượng để quy trình được thực hiện một cách chính xác và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn.

8. Làm cầu răng sứ mất bao lâu?

Thời gian làm cầu răng sứ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đối với những trường hợp có sức khỏe răng miệng tốt thì thời gian làm răng sứ chỉ cần 2 – 3 lần hẹn cách nhau 2 – 3 ngày. Tùy theo số lượng răng sứ cần làm mà thời gian cũng sẽ khác nhau. 

Những trường hợp mắc các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… thì trước khi bọc sứ bệnh nhân phải đến nha khoa 2 – 4 lần để bác sĩ theo dõi và điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm. Nếu phải điều trị cả tủy răng thì thời gian bọc răng sứ sẽ kéo dài hơn nữa. Ngoài ra, bọc sứ răng hàm sẽ lâu hơn so với các răng thuộc nhóm răng cửa.

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ phổ biến. Hiện nay, có nhiều dòng sứ để bệnh nhân có thêm sự lựa chọn khi phục hình cầu răng sứ. Tùy vào tình trạng, nhu cầu, vị trí răng phục hình và điều kiện của mỗi người sẽ được tư vấn dòng sứ phù hợp để có thể trồng lại răng, ngăn chặn những biến chứng về sau do mất răng gây ra.

>>>> Phương pháp làm cầu răng sứ hiện rất phổ biến cho những trường hợp mất răng. Trong đó, cầu răng sứ Titan được nhiều khách hàng lựa chọn với mức chi phí phù hợp. Vậy khi làm cầu răng sứ Titan có cần chú ý gì không? Cùng tham khảo với bài viết: Những lưu ý khi làm cầu răng sứ Titan để chuẩn bị những kiến thức cần thiết nhé!

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU