Nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là phương án tốt nhất để khắc phục hiệu quả những biến chứng tiêu cực do quá trình mọc răng khôn gây ra. Tuy nhiên, sau nhổ răng xuất hiện tình trạng mặt bị sưng khiến nhiều người lo lắng, lo sợ không biết có ảnh hưởng xấu gì không. Nhổ răng khôn bị sưng mặt là do đâu? Cách giảm sưng đau hiệu quả như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân nhổ răng khôn bị sưng mặt
Nhổ răng khôn xong bị sưng mặt nguyên nhân có thể là do:
- Quá trình tách vạt nướu, mở xương để lấy chân răng sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh bên dưới, gây sưng nướu và sưng mặt.
- Vết nhổ răng khôn nếu không được xử lý sạch sẽ sẽ bị nhiễm trùng, gây đau nhức kéo dài và làm sưng mặt.
- Việc vệ sinh và chăm sóc vết thương sau tiểu phẫu răng khôn cũng rất quan trọng. Nếu thực hiện không tốt sẽ gây viêm nhiễm và sưng nhức các vùng xung quanh.
- Bác sĩ thực hiện nếu có tay nghề yếu kém, nhổ răng sai kỹ thuật khiến chân răng bị sót lại hoặc quy trình nhổ răng không đảm bảo yếu tố vô trùng cũng có thể gây tình trạng sưng mặt sau nhổ răng khôn.
2. Nhổ răng khôn bị sưng mặt có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn xong bị sưng mặt là tình trạng hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, quy trình nhổ răng diễn ra đúng thao tác kỹ thuật và đảm bảo yếu tố vô trùng.
Thông thường, thời gian bị sưng mặt sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày tùy vào cơ địa mỗi người và số lượng răng khôn cần nhổ. Qua quãng thời gian trên, tình trạng sưng đau sẽ dần thuyên giảm và không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu từ 4 ngày trở đi mà bên má vẫn còn sưng, đau nhức và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí có thể bị nặng hơn thì đó là dấu hiệu bất thường, có thể là bạn đã bị nhiễm trùng hoặc viêm ổ răng sau nhổ răng khôn. Vậy nên, bạn hãy nhanh chóng thông báo ngay với nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng hơn.
Lưu ý không nên tự chữa trị tại nhà bằng cách tự ý mua thuốc bởi bạn không thể nào xác định được tình trạng sưng má kéo dài là do đâu. Việc tự ý chữa trị có thể gây những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe bản thân.
3. Khắc phục tình trạng nhổ răng khôn bị sưng mặt
Chườm đá
Đá lạnh có công dụng giảm sưng viêm, đau nhức hiệu quả nhờ khả năng tê liệt tạm thời các dây thần kinh. Chườm đá được thực hiện như sau: Dùng khăn sạch bọc một ít đá bên trong hoặc dùng túi chườm đá chườm bên ngoài vùng má sưng đau trong khoảng 2 – 3 phút. Lặp lại động tác này trong 8 – 10 phút.
Chườm nóng
Chườm đá sẽ được thực hiện trong ngày đầu sau nhổ răng. Vào ngày thứ 2, bạn có thể thực hiện chườm nóng để kích thích máu lưu thông tốt hơn, làm tan máu bầm. Nhờ đó giảm tình trạng sưng tấy, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn,
Thực hiện chườm nóng như sau: Chuẩn bị một chiếc khăn sạch, mềm và một thau nước nóng khoảng 70 độ C. Nhúng khăn qua nước, vắt khô rồi chườm lên phần má bị sưng trong 2 – 3 phút. Lặp lại động tác này từ 8 – 10 phút.
Súc miệng với nước muối ấm
Nước muối có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Việc súc miệng bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nhờ đó giảm sưng đau hiệu quả. Thực hiện súc miệng nhiều lần trong ngày trong khoảng 30 giây, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên cần lưu ý không nên súc miệng ngay khi vừa nhổ vì có thể làm vỡ cục máu đông, khiến vết thương mau lành. Hãy đợi qua 8 – 10 tiếng rồi hãy thực hiện. Hơn nữa, nên sử dụng nước muối sinh lý thay vì nước muối tự pha.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Việc sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của nha sĩ cũng sẽ giúp giảm tình trạng mặt bị sưng sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, không nên tự ý ngưng thuốc vì có thể khiến cơn đau kéo dài, nhiễm trùng nướu.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Người mới nhổ răng nên tránh những thức ăn dai, cứng, nhiều đường và các chất kích thích để tránh ảnh hưởng tới vết thương. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, bún… các loại trái cây giàu Vitamin và khoáng chất cũng như bổ sung thêm sữa tươi, sữa đậu nành và sữa chua để đẩy nhanh quá trình lành thương.
Chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng
Trong 6 tiếng đầu sau nhổ răng, bạn nên tuân thủ cắn chặt bông gòn để cầm máu. Tuyệt đối không khạc nhổ, mút, dùng tay, lưỡi hoặc vật sắc nhọn chạm vào vết thương. Qua thời gian 6 tiếng, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng với nước muối ấm để sát khuẩn.
Bạn vẫn thực hiện vệ sinh răng miệng như hằng ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, trong thời gian này không nên đưa bàn chải đến vị trí vừa nhổ để tránh làm tổn thương và chảy máu nướu.
Tái khám
Nên tái khám đúng theo lịch hẹn của nha khoa để bác sĩ kiểm tra và cắt chỉ (nếu có). Trong trường hợp mặt vẫn còn sưng và đau nhức kéo dài hơn 1 tuần sau nhổ răng hoặc kèm các triệu chứng khác như sốt cao, nhức đầu… bạn nên đến gặp nha sĩ sớm nhất có thể để tìm biện pháp khắc phục kịp thời. Không nên chủ quan để lâu ảnh hưởng sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục khi xảy ra tình trạng nhổ răng khôn bị sưng má. Tuy triệu chứng này khá phổ biến nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm. Vậy nên, nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường nào sau nhổ răng dù răng thường hay răng khôn cũng hãy nhanh chóng thăm khám càng sớm càng tốt
>>> Đọc thêm bài viết khác Cách cầm máu khi nhổ răng khôn bị chảy máu