• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Tẩy trắng răng bị ê buốt phải làm sao? Cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp làm đẹp giúp cải thiện màu sắc răng miệng trở nên trắng sáng hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp gặp phải tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, ăn uống và sức khỏe răng miệng. Cho nên, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng hiệu quả nhất. Cùng tham khảo nhé!

1. Tẩy trắng răng là gì?

Khi tẩy trắng răng tại phòng khám, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, quá trình thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên môn. Phương pháp này sử dụng thuốc tẩy bôi lên bề mặt ngoài của răng, thông qua sự kết hợp với đèn chiếu tẩy trắng sẽ tạo thành phản ứng Oxy hóa khử, làm tách rời các chuỗi màu protein bám bên trên bề mặt răng làm cho răng trắng dần lên.

2. Nguyên nhân khiến răng ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Ê buốt răng sau khi tẩy trắng là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người sau khi thực hiện phương pháp tẩy trắng răng. Mặc dù, bản chất của việc tẩy trắng răng chỉ là sự tác động vào bề mặt ngoài của men răng nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến răng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thời gian ê buốt răng kéo dài lâu hơn so với bình thường thì có thể nguyên nhân do các vấn đề sau:

2.1. Do nền răng yếu

Trong thành phần của thuốc tẩy trắng răng sẽ có các thành phần tẩy, có tác dụng đánh bật các phân tử làm thay đổi màu răng, giúp răng trắng sáng. Dưới tác động của các hoạt chất này ít nhiều sẽ khiến răng bị tác động gây ra tình trạng bị kích ứng. Đối với những người có nền răng chắc khỏe thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với những người có nền răng yếu thì răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng răng.

Bên cạnh đó, nếu không điều trị triệt để những bệnh lý về răng như: Viêm chân răng, viêm nướu (viêm lợi), mòn men răng, răng sâu… trước khi tẩy trắng răng thì sẽ làm răng bị ê buốt dưới tác động của thuốc tẩy trắng răng. Vì vậy, trước khi đi tẩy trắng răng cần đảm bảo bệnh nhân đang không mắc bất cứ bệnh gì liên quan tới răng miệng.

2.2. Kỹ thuật tẩy trắng răng không chất lượng

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng ê buốt răng sau khi tẩy trắng là do quy trình tẩy trắng răng sai kỹ thuật, thuốc tẩy trắng răng không đảm bảo. Nếu trong thao tác tẩy trắng răng, thuốc tẩy trắng lấn tới phần nướu sẽ gây cho cảm giác xót, ê buốt quanh răng. 

2.3. Nồng độ thuốc tẩy vượt quá ngưỡng an toàn

Việc thực hiện tẩy trắng ở những phòng khám nha khoa kém chất lượng, tay nghề của bác sĩ còn non kém, sử dụng thuốc sai quy chuẩn an toàn sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng. 

Bên cạnh đó, vì muốn tẩy trắng cấp tốc trong thời gian ngắn, nhiều người tự ý tăng liều lượng thuốc tẩy cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ê buốt răng kéo dài. Cho nên, khi thực hiện tẩy trắng, cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín, áp dụng đúng công thức và liều lượng thuốc để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả tẩy trắng nhé!

3. Các cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Nếu bạn bị ê buốt vài giờ sau khi tẩy trắng thì không cần quá lo lắng, đó là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể thực hiện theo những biện pháp sau đây nhé:

3.1 Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa

Khi gặp vấn đề, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được giải đáp thắc mắc, kê đơn thuốc uống hoặc bôi để giảm sự ê buốt cho răng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ giảm ê buốt sau khi tẩy trắng. Tuy nhiên, khi sử dụng cần phải lưu ý đến liều lượng, cách dùng theo hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý quyết định tăng hay giảm liều lượng thuốc hoặc lượng gel để tránh những biến chứng nguy hiểm.

3.2. Cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng bằng tỏi

Tỏi là một nguyên liệu rẻ và dễ tìm. Trong tỏi chứa Allicin có tác dụng làm giảm đau, và lượng Flour cần thiết giúp ngà răng được phục hồi và bảo vệ răng, chống lại những kích thích từ bên ngoài từ đó giúp giảm được ê buốt.

Cách thực hiện: Lấy nhánh tỏi, cắt thành các lát mỏng và chà nhẹ lên răng từ 2 – 3 phút rồi súc miệng lại với nước, cơn ê buốt sẽ giảm đi nhanh chóng đấy!

3.3. Sử dụng nước muối sinh lý giảm ê buốt răng

Bạn nên mua dung dịch nước muối sinh lý tại các nhà thuốc vì những sản phẩm này đã được đo lường mức độ mặn vừa phải, không nên tự pha tại nhà vì dễ pha sai nồng độ cồn và nước muối có thể không đảm bảo vô trùng.

Cách sử dụng: Lấy nước muối ngậm và súc miệng trong vòng 5 phút, ngày thực hiện từ 3 – 4 lần. Đây là phương pháp giảm ê buốt hiệu quả, đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà nên rất được ứng dụng phổ biến.

3.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng. Bạn nên chọn các sản phẩm bàn chải có đầu lông mềm để không gây tổn hại đến lớp men bên ngoài bao phủ răng, đồng thời có thể làm sạch mảng bám hiệu quả.

Để giảm tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng, bạn nên đều đặn chải răng ít nhất hai lần một ngày với loại kem đánh răng chuyên dụng cho răng ê buốt có thành phần Strontium Acetate hoặc Potassium Nitrate. Bạn có thể tham khảo từ lời khuyên của bác sĩ để giúp mình chọn một sản phẩm phù hợp nhé!

Những lưu ý khác sau khi tẩy trắng răng:

  • Cần hạn chế ăn các loại thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc lạnh, thực phẩm có tính axit như nước ngọt có gas, nước chanh,… Những thực phẩm có tính axit có thể gây mòn men răng làm hư tổn bề mặt răng, gây nguy cơ cao khiến răng bị nhạy cảm, dễ ê buốt.
  • Nên tìm hiểu, lựa chọn các địa chỉ nha khoa tẩy trắng răng uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm để đảm bảo việc thực hiện quá trình tẩy trắng một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn tìm được cách giải quyết khi gặp phải tình trạng răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng răng nhé! Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra, tư vấn và bác sĩ chuyên môn giám sát quá trình tẩy trắng, kiểm soát tốt cả những vấn đề phát sinh nếu có. Chúc bạn thành công!

>>> Hiện nay, nhu cầu tẩy trắng răng ngày càng cao nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về phương pháp này. Cùng tham khảo bài viết: Quy trình tẩy trắng răng tại phòng khám gồm các bước nào? để biết thêm thông tin nhé!

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU