• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn là tình trạng thường gặp, không gây nguy hiểm bởi vết thương sẽ tự cầm máu sau 30 – 60 phút. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài, bạn nên đến nha khoa ngay lập tức để bác sĩ có cách xử lý, cầm máu kịp thời, tránh ảnh hưởng sức khoẻ. 

1. Nguyên nhân gây chảy máu khi nhổ răng khôn

Thực tế là khi nhổ bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm cũng sẽ xảy ra tình trạng chảy máu. Và răng khôn cũng không ngoại lệ. Trong trường hợp này, nếu chảy máu sau nhổ răng khôn kéo dài mà không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây viêm nhiễm và một số biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. 

Nguyên nhân nhổ răng khôn bị chảy máu có thể là do:

  • Nướu và mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch nên cần phải tiểu phẫu sâu vào bên trong nướu để lấy chân răng. 
  • Răng khôn nằm sâu bên trong cung hàm với thân răng to, chắc, nhiều chân, gây khó khăn cho việc loại bỏ ra khỏi hàm. 
Răng bị chảy máu sau khi nhổ răng khôn rất phổ biến
  • Răng khôn mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng…
  • Bác sĩ nha khoa tay nghề yếu kém, máy móc hỗ trợ thô sơ và quy trình nhổ răng sai kỹ thuật.
  • Vết rạch nướu để lấy chân răng quá sâu khiến vết thương rộng nên việc cầm máu sẽ lâu hơn bình thường.
  • Bệnh nhân không nghỉ ngơi mà vận động mạnh sau khi nhổ răng khôn khiến vết thương lâu cầm máu. 
  • Cơ thể người bệnh thiếu hụt Vitamin C hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn kỳ kinh nguyệt.
  • Xương ổ răng có mô hạt nhiễm trùng, có dị vật rơi vào hoặc nang răng không được nạo sạch khi nhổ răng.

2. Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn

Tuỳ vào nguyên nhân chảy máu mà sẽ có cách cầm máu khác nhau. Với trường hợp chảy máu do nhổ răng thông thường, sau khi quá trình nhổ răng kết thúc, bạn chỉ cần cắn chặt bông gạc trong 30 – 60 phút để vết thương tự đông máu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc cầm máu nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tùy ý sử dụng. 

Cắn chặt bông gạc trong 30 – 60 phút là cách cầm máu thông thường sau nhổ răng khôn

Nếu qua quãng thời gian trên mà máu vẫn tiếp tục chảy, không có dấu hiệu ngưng lại thì bạn nên đến nha khoa ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân và có cách cầm máu phù hợp. Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xem xét kỹ hơn. 

3. Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Không hoạt động quá mạnh, ăn nhai thức ăn cứng trong 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng vì có thể sẽ làm tổn thương vùng nướu vừa tiểu phẫu, gây chảy máu, vết thương lâu lành. Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi vết thương ngừng chảy máu. 
  • Trong lúc cắn gạc cầm máu, không được súc miệng, khạc nhổ hay ăn uống để tránh cục máu đông bị bật ra. Sau 24 giờ có thể súc miệng nhẹ với nước muối ấm để sát khuẩn và giảm sưng. 
  • Không dùng tay, lưỡi hoặc các vật nhọn chạm vào vị trí răng khôn vừa nhổ vì có thể gây chảy máu kéo dài
  • Khi thuốc tê tan, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu, vùng nướu mới nhổ hơi sưng. Để giảm tình trạng này, bạn có thể dùng túi đá lạnh chườm bên ngoài trong ngày đầu tiên để giảm đau. Những ngày sau chườm nóng để tan máu bầm. 
Chườm đá trong ngày đầu sau nhổ răng khôn có thể giúp xoa dịu cơn đau nhức
  • Thông thường, sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm. Cần tuân thủ liều lượng và uống thuốc đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong thời gian lành thương, không được hút thuốc, uống rượu bia vì có thể gây nhiễm trùng, kéo dài thời gian vết thương hồi phục. 
  • Trong những ngày đầu, bạn nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp… Đồng thời sử dụng thêm các loại nước ép, sinh tố để bổ sung thêm dinh dưỡng, đề kháng cho cơ thể. 
  •  Hạn chế những đồ ăn quá nóng, quá cay, quá lạnh và nước ngọt để vết thương nhanh lành

Chảy máu sau nhổ răng khôn là hiện tượng bình thường tuy nhiên nên cần theo dõi kỹ. Vì đó cũng có thể là biến chứng nguy hiểm nếu chảy máu kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại. Vậy nên, nếu thấy có dấu hiệu nào bất thường sau nhổ răng khôn, bạn nên đến phòng khám ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án khắc phục kịp thời, tránh nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

>>> Đọc thêm bài viết khác Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU