• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Cách cầm máu khi nhổ răng khôn bị chảy máu

Quá trình nhổ răng dù là răng thường hay răng khôn đều có tác động đến các mạch máu và dây thần kinh xung quanh chiếc răng đó. Vậy nên, chảy máu và ê buốt là hiện tượng thường gặp sau khi kết thúc quy trình nhổ răng khôn. Vậy làm thế nào để cầm máu khi nhổ răng khôn bị chảy máu? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lời gợi ý cho bạn. Cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên nhân chảy máu khi nhổ răng khôn

Với những răng khôn mọc sai lệch, không đúng vị trí làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và hoạt động ăn nhai thì việc nhổ bỏ ra khỏi khuôn hàm là biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khoẻ tổng thể. 

Sau khi nhổ răng nhổ răng khôn, máu sẽ chảy từ 30 – 60 phút hoặc lâu hơn là 1 – 2 giờ, tuỳ vào cơ địa mỗi người. Qua thời gian trên máu sẽ tự động đông lại. Do đó, nếu hơn 1 ngày mà máu vẫn chảy, không có dấu hiệu dừng lại hoặc sau nhổ răng 1 – 2 tiếng mà thấy máu chảy ướt đẫm băng gạc thì bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ xem xét, tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Tránh để máu chảy kéo dài dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm.

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn nguyên nhân là do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu sau nhổ răng khôn có thể là do: 

  • Răng khôn có thân to, nhiều chân và nằm sâu bên trong cung hàm nên phải rạch vết thương dài và sâu hơn.
  • Bác sĩ nhổ răng nếu kỹ thuật tay nghề kém có thể sẽ tạo vết rách quá to, làm tổn thương mạch máu bên trong, dẫn đến máu chảy nhiều, kéo dài và lâu cầm lại được. 
  • Bệnh nhân ăn nhai đồ cứng và vận động mạnh ngay khi vừa nhổ răng khôn.
  • Bác sĩ chưa lấy sạch chân răng còn sót lại sâu bên trong.

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng máu chảy kéo dài còn xuất phát từ những lý do bất thường khác như:

  • Người nhổ răng bị thiếu hụt Vitamin C hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu. Hoặc phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nhổ răng khôn cũng sẽ dễ gặp tình trạng chảy máu kéo dài này.
  • Người có những bệnh lý liên quan đến giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, u máu xương hàm…
  • Bác sĩ không làm sạch các mô hạt nhiễm trùng ở xương ổ răng, dị vật hoặc nang răng rơi vào trong nhưng không được lấy ra.

2. Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn sau nhổ răng khôn có thể xảy ra, bạn nên áp dụng các cách cầm máu khi nhổ răng khôn dưới đây càng sớm càng tốt:

2.1. Cố định băng gạc đúng vị trí

Sau khi kết thúc quá trình nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ và yêu cầu bạn cắn chặt băng gạc đó để cầm máu. Máu từ vết thương sẽ thấm từ từ và dần đông lại. Khi về nhà, bạn cũng có thể tự cầm máu bằng cách sau: Sử dụng một miếng gạc sạch cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông với kích thước vừa với ổ răng, sau đó đặt vào vị trí răng vừa nhổ để thay cho miếng gạc cũ. Cắn chặt băng gạc trong 45 – 60 phút để tạo áp lực lên ổ răng, nhờ đó giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu ở các mao mạch nhỏ. 

Nên cắn chặt băng gạc trong 45 – 60 phút sau khi nhổ răng khôn để cầm máu
2.2. Không tác động đến cục máu đông

24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn, bạn nên hạn chế một số tác động đến cục máu đông bởi nó có vai trò rất quan trọng trong việc cầm máu và hồi phục vết thương. Cụ thể là: 

  • Khạc nhổ, súc miệng quá mạnh
  • Ăn nhai những thực phẩm cứng, dai
  • Vận động mạnh
  • Sử dụng ống hút 
  • Dùng tay, lưỡi hoặc vật dụng nào đó chạm vào vị trí vừa nhổ răng khôn
  • Chơi các loại nhạc cụ như kèn, sáo…
2.3. Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý

Việc dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi sẽ giúp vết thương nhanh lành lại hơn. Để cầm máu, bạn nên tránh làm việc nặng nhọc trong 1 – 2 ngày sau khi khổ răng khôn.

Ngoài ra, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ góp phần giúp bạn hồi phục nhanh chóng. Sau khi vừa nhổ răng, bạn nên lựa chọn những thực phẩm có dạng lỏng, mềm, nấu nhừ và dễ nhai như: cháo, súp, canh thịt bằm… 

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể hồi phục nhanh chóng sau nhổ răng khôn

Hạn chế ăn những đồ ăn cứng, dai, nhiều đường để tránh vết thương lâu lành. Đồng thời nên bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố trái cây để tăng cường sức đề kháng. 

Đặc biệt, tuyệt đối không nên uống nhiều rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau khi vừa nhổ răng khôn.

2.3. Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Trong 1 – 2 ngày đầu, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng để giúp vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, không nên súc miệng nước muối liền trong 24 giờ đầu ngay khi vừa nhổ răng khôn.

Vào những tiếp theo, bạn nên đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và nên nhớ tránh tác động đến vết thương nhổ răng khôn.

2.4. Gặp bác sĩ nha khoa

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà máu vẫn chảy không có dấu hiệu ngừng lại thì cách tốt nhất bạn nên quay trở lại phòng khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra cách xử lý phù hợp:

  • Máu chảy do rách nướu, vỡ ổ xương thì bác sĩ sẽ rửa sạch và khâu miệng vết thương
  • Nếu do chân răng sót lại, tổ chức viêm thì nha sĩ sẽ nạo bỏ hết những phần viêm, rửa sạch và cắn gạc tẩm oxy già để hạn chế viêm nhiễm.
  • Trường hợp do đứt mạch máu thì bạn sẽ được tiểu phẫu để thắt lại mạch máu đó
Nếu có điều bất thường sau nhổ răng khôn, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và khắc phục

Tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cần thực hiện cầm máu đúng cách nếu không sẽ dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ tổng thể. Bên cạnh những biện pháp cầm máu trên thì việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa nhổ răng khôn rất quan trọng vì điều đó sẽ giúp phòng tránh hiệu quả việc chảy máu kéo dài sau nhổ. 

>>> Đọc thêm bài viết khác: Nhổ răng khôn có cần xét nghiệm máu không?

 

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU