• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Các loại thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả

Răng khôn là chiếc răng phiền toái nhất trên cung hàm vì quá trình mọc lên gây nhiều đau đớn và khó chịu. Không những vậy còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, chất lượng giấc ngủ và tâm lý của chúng ta. Vậy có nên uống thuốc giảm đau khi mọc răng khôn không? Và loại thuốc giảm đau răng khôn nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn là gì?

Quá trình mọc răng khôn không diễn ra liên tục, tuỳ cơ địa mỗi người. Có người chỉ mất 3 – 5 tháng răng khôn mọc hoàn thiện, có người lâu hơn có thể lên đến vài năm. Do đó, dấu hiệu mọc răng cũng sẽ khác nhau. Dưới đây sẽ là một số triệu chứng phổ biến khi răng khôn mọc mà bạn có thể tham khảo: 

  • Bị sốt

Với cơ địa của một số người, răng khôn có thể tạo ra cơn sốt kéo dài khi trồi lên. Nguyên nhân là do răng khôn phá vỡ màn chắn của lớp niêm mạc trong khoang miệng khiến các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào làm viêm vùng nướu xung quanh răng khôn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể cũng bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm nên gây hiện tượng hành sốt kèm đau nhức, mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, răng khôn mọc có thể gây hành sốt
  • Nướu sưng hoặc tấy đỏ

Đây là triệu chứng mọc răng khôn phổ biến mà hầu như ai cũng trải qua. Tình trạng này có thể quan sát bằng mắt thường đối với răng khôn hàm dưới hoặc dùng lưỡi rà soát với răng khôn hàm trên. Nguyên nhân là do răng khôn mọc kẹt bên dưới, chưa trồi lên hoàn toàn nên khiến vùng nướu xung quanh bị tổn thương và sưng to lên. 

  • Đau nhức răng

Đây là biểu hiện mọc răng khôn thường gặp nhất. Dù cho mọc ngầm, mọc lệch hay mọc thẳng thì bạn vẫn phải trải qua cơn đau nhức răng này. Nguyên nhân xuất phát từ việc răng khôn mọc lên khiến các mô nướu bị kích thích gây đau nhức. Mặc dù đây là trạng thái bình thường nhưng vẫn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Thậm chí một số người còn bị mất ăn, mất ngủ vì cơn đau nhức liên tục. Cơn đau sẽ dữ dội và mạnh hơn khi răng từ từ nhú ra khỏi nướu. 

Đau nhức răng là biểu hiện thường gặp nhất khi mọc răng khôn
  • Ăn uống không ngon miệng

Răng khôn khi mọc gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu và chán chường, ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Tình trạng này kéo dài khiến bạn ăn uống không còn cảm giác ngon miệng nữa.

  • Bị co cứng hàm

Răng khôn mọc làm cho nướu bị sưng tấy, đau nhức có thể khiến cho hàm bị co cứng, không thể cử động như bình thường. 

  • Hơi thở có mùi hôi

Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm nên gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Thức ăn thừa không được làm sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Vệ sinh không kỹ lưỡng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng khi mọc răng khôn

2. Mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau?

Mọc răng khôn nếu bị đau nhức, khó chịu có thể uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần có sự thăm khám của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau răng khôn không được khuyến khích trong một số trường hợp như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người đang có bệnh về gan, thận… Do đó, để tránh những hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng của mình. 

Uống thuốc giảm đau khi mọc răng khôn cần có chỉ định của bác sĩ

3. Các loại thuốc giảm đau mọc răng khôn

Tùy tình trạng đau răng khôn từng người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp:

  • Răng đau nhẹ, hơi sưng

Với tình trạng đau nhẹ, hơi sưng lợi mọc răng khôn uống thuốc gì thì bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng thuốc giảm đau khi mọc răng khôn là Spiramycin với liều lượng 6 viên/ ngày, chia đều cho 3 lần uống. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng một số loại kháng sinh khác có công dụng ngừa viêm, tiêu sưng như: Amoxicillin, Doxycycline, Tetracycline… 

  • Răng đau và sưng nhiều

Nếu răng đau nặng và sưng nhiều, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc Ibuprofen – đây là loại giảm đau rất hiệu quả. Hoặc một số loại thuốc cũng có tác dụng giảm sưng nề, viêm nhiễm khác như Paracetamol, Aspirin… 

  • Răng đau kèm triệu chứng sốt

Mọc răng khôn nên uống thuốc gì trong trường hợp đau răng khôn kèm theo triệu chứng sốt thì bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc giảm đau răng khôn Spiramycin với liều lượng trên kết hợp thêm thuốc giảm đau Paracetamol. Bạn sẽ dùng 3 viên/ ngày chia đều cho 3 lần uống. Toa thuốc này uống trong khoảng 2 tuần là cơn đau có thể chấm dứt. 

Spiramycin và Paracetamol là 2 loại thuốc thường được kê đơn trong trường hợp đau răng khôn kèm sốt
  • Đau nhức răng kéo dài, sốt cao và nổi hạch

Đây là một trong những biến chứng nặng của tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt… Với tình trạng này, việc sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ là giải pháp tạm thời, không thể điều trị dứt điểm. Hơn nữa, nếu để lâu sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khoẻ tổng thể.

Vậy nên, cách tốt nhất bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, chụp X-quang xem xét hướng mọc của răng khôn để có cách nhổ răng phù hợp. Việc loại bỏ răng khôn càng sớm càng tốt vừa giúp bảo vệ sức khoẻ vừa ngăn ngừa răng khôn gây hại cho răng liền kề khiến chúng lung lay và có thể mất răng vĩnh viễn. 

Trên đây là một số loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ chỉ định cho trường hợp mọc răng khôn uống thuốc gì. Một lời khuyên chân thành dành cho bạn đó là nếu cảm thấy có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên tìm đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Đọc thêm bài viết khác: Các cách giảm đau khi mọc răng khôn

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU