Tình trạng mất răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Và cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng đã mất được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, có khá nhiều loại hình cầu răng khiến khách hàng không biết nên chọn loại nào. Vậy, có bao nhiêu loại cầu răng sứ? Loại cầu răng sứ nào phù hợp với bạn? Cùng tham khảo bài viết hôm nay để tìm hiểu về những loại răng sứ đã và đang được áp dụng bạn nhé!
1. Cầu răng sứ truyền thống
Cầu răng sứ truyền thống bao gồm hai mão răng được chụp lên trụ răng hai bên và ở giữa nối răng giả để thay thế cho răng bị thiếu. Trong một số trường hợp cần hơn 2 trụ để đảm bảo độ chắc chắn trong trường hợp mất nhiều răng.
Trường hợp áp dụng
- Người mất 1 – 3 răng liền kề hoặc một vài răng mất xen kẽ.
- Người bị mất răng và các răng bên cạnh vẫn còn chắc khỏe để có thể mài làm trụ cầu.
- Người mất răng nhưng không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện cấy ghép Implant.
Ưu điểm:
- Hoàn thiện nhanh trong hai lần hẹn cách nhau 2 – 3 ngày
- Thẩm mỹ và chức năng tương đối tốt
- Chi phí hợp với khả năng chi trả của phần lớn khách hàng
Nhược điểm:
- Cần mài 2 răng bên cạnh vị trí mất răng với một tỉ lệ nhất định nên nếu bác sĩ không đủ chuyên môn sẽ gây ảnh hưởng đến tủy.
- Đòi hỏi 2 bên vùng răng bị mất còn khỏe mạnh. Điều đó đồng nghĩa với việc mất răng số 7 không thể áp dụng cầu răng sứ vì răng số 8 không đủ tiêu chuẩn để làm trụ.
2. Cầu răng với/đèo
Cầu răng với/đèo là một loại cầu răng cố định mà trong đó răng trụ/ các răng trụ chỉ nằm ở một đầu, nhịp cầu nằm ở phía còn lại mà không nối với một răng trụ nào khác
Trường hợp áp dụng:
- Có thể thực hiện loại cầu răng này cho răng cửa bị thiếu
- Trường hợp bên khoảng mất răng chỉ có 1 răng khỏe để đủ điều kiện làm trụ
- Trường hợp một bên răng trụ đã có phục hình răng giả mà bệnh nhân lại không muốn phá bỏ
Ưu điểm:
- Tiết kiệm mô răng (cần ít răng trụ hơn)
- Khắc phục tình trạng mất thẩm mỹ do mất răng gây ra, ổn định cung răng hơn
- Chi phí không cao, phù hợp với nhiều đối tượng
Nhược điểm:
- Độ dài của cầu răng hạn chế, thường chỉ một nhịp với. Nếu nhiều răng giả cần nhiều trụ và các trụ phân bố rộng trên cung hàm
- Không phù hợp để phục hình cho răng hàm vì lực cắn ở đây rất nhiều, dễ ảnh hưởng đến trụ răng thật. Nếu mất răng cửa có thể áp dụng loại cầu này nhưng cần tính toán kỹ lưỡng.
- Cầu phải cứng để tránh biến dạng
- Lực cắn tác dụng vào nhịp cầu có nguy cơ làm nghiêng răng trụ, đặc biệt là khi răng trụ ở phía xa so với nhịp cầu
3. Cầu răng cánh dán
Cầu răng sứ cánh dán có cấu tạo hai phần: răng giả và một dải kim loại (cánh dán). Cánh dán bằng kim loại ở 2 bên cạnh răng giả sẽ được sẽ được cố định vào các răng trụ bằng xi măng nha khoa. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, cánh dán sẽ được dán vào mặt trong của răng.
Trường hợp nên áp dụng:
- Chủ yếu được dùng cho vùng răng trước và những răng trụ phải còn khỏe mạnh.
- Cầu răng dán thường chỉ được dùng để thay thế tạm thời trong trường hợp bạn đang đợi răng implant lành lại hoặc khi bạn chưa đủ 18 tuổi và đang đợi cho răng phát triển hoàn toàn trước khi implant răng.
Ưu điểm
- Kỹ thuật đơn giản: nha sĩ chỉ cần điều chỉnh một chút phần đường viền của răng trụ mà thôi.
- Khả năng bảo tồn răng thật khá cao, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm so với sử dụng cầu răng truyền thống.
Nhược điểm:
- Nên kiểm tra đánh giá lực cắn của răng để xem cầu răng này có phải là một sự lựa chọn khả thi hay không.
- Phần kim loại trong cầu răng dán này thường có xu hướng bị xuống màu khiến cho răng trụ bị tối màu theo thời gian, thậm chí còn có khuynh hướng hủy liên kết giữa các nhịp cầu.
- Cầu răng dán không dùng cho trường hợp răng có các khớp cắn sâu và khớp cắn chéo.
4. Cầu răng Composite
Cầu răng sẽ được nối lại với nhau bằng Composite (là chất liệu làm đầy răng bằng nhựa) được đặt trực tiếp vào khoảng trống răng bị mất. Cầu răng Composite có hiệu quả đối với những người bị mất một hoặc hai chiếc răng
Ưu điểm:
- Kỹ thuật thực hiện đơn giản: Thủ thuật này thường được làm và thực hiện cài vào răng chỉ trong một lần khám.
- Chi phí thấp
Nhược điểm:
- Tuy không phải kỹ thuật quá phức tạp, nhưng cầu răng Composite đòi hỏi người nha sĩ phải hết sức kiên nhẫn.
- Việc lựa chọn chất liệu chế tạo các mối liên kết răng cũng cần rất cẩn trọng. Bên cạnh đó, sợi gia cố ribbon có thể được sử dụng để hỗ trợ cho cầu răng composite.
- Tương tự như cầu răng cánh dán, cầu răng Composite chỉ được sử dụng tạm thời cho những người mắc bệnh nha chu phải nhổ bỏ răng tận gốc.
5. Cầu răng sứ được hỗ trợ bằng Implant
Đây là sự kết hợp làm cầu răng sứ với trồng răng Implant. Khi thực hiện bác sĩ sẽ cấy trụ Implant xuống xương hàm, sau đó gắn cầu răng sứ lên trên. Trụ implant có chức năng nâng đỡ cầu răng sứ. Loại cầu răng sứ này được áp dụng với mục đích làm giảm số Implant và cầu răng sứ phải sử dụng mà vẫn mang lại hiệu quả cao với mức chi phí tiết kiệm.
Trường hợp áp dụng:
- Mất 3 răng: phương pháp này đặc biệt thích hợp với trong răng hàm, hoặc răng cửa nhưng thiếu hổng xương nhiều.
- Mất 4 răng: có thể chọn giải pháp đặt 4 Implant, 3 Implant hoặc 2 Implant và làm cầu răng sứ gánh cho 4 răng mất
- Mất nhiều răng: có thể lựa chọn giải pháp đặt Implant cách quãng, ví dụ như mất 5 – 6 răng sẽ đặt 3 Implant, mất 7 – 8 răng sẽ đặt 4 Implant xen kẽ nhau,…
Ưu điểm
- Tạo khoảng cách thích hợp giữa các răng giúp bạn làm sạch răng hiệu quả hơn.
- Không gây ảnh hưởng, tổn hại gì đến răng tự nhiên bên cạnh răng đã mất.
- Không cần phải mài cuống với thân răng rồi bọc mão hoặc thiết kế cấu trúc hỗ trợ.
- Tuổi thọ cao vì 2 chân của răng mất ở 2 vị trí ngoài được thay thế bởi trụ Implant rất chắc chắn.
- Sau khi lắp cầu răng Implant, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì cầu răng này rất giống răng tự nhiên của bạn. Nếu có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng, khoa học thì chúng có thể tồn tại suốt đời.
Nhược điểm:
- Nếu đặt quá nhiều răng Implant liền kề nhau sẽ dẫn đến nhiều biến chứng lớn, có trường hợp còn bị đào thải. Các mảng bám dính vào bề mặt răng Implant có thể đi vào dưới nướu răng và phá hủy chân răng khỏe mạnh trước đó.
- Một số trường hợp không áp dụng được: Trẻ em dưới 17 tuổi, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, người bị mắc bệnh mãn tính, người bị rối loạn tâm thần, người nghiện thuốc lá nặng,…
Vừa rồi là các loại cầu răng sứ hiện nay, hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tìm được loại cầu răng sứ phù hợp với mình. Vì mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín gần nhất để nhận được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ. Nhưng nếu có điều kiện, bạn nên cân nhắc đến việc trồng răng Implant, tuy chi phí có phần cao hơn nhưng có thể sử dụng vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
>>> Trước khi làm cầu răng sứ, từ phía bệnh nhân phải chuẩn bị trước một số vấn đề như: tâm lý, kiến thức, cách chăm sóc răng miệng,…và chi phí thực hiện để có thể an tâm về mặt kinh tế. Vậy cầu răng sứ giá bao nhiêu? Có phát sinh thêm phí gì không? Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo với bài viết: Chi phí làm cầu răng sứ giá bao nhiêu?