• Hotline: 0793 999 996
Follow us on:

Bọc răng sứ có phải lấy tủy không?

Hiện nay, bọc răng sứ đang là phương pháp thẩm mỹ răng được đông đảo khách hàng lựa chọn để khắc phục các khuyết điểm về răng. Tuy bọc răng sứ có nhiều ưu điểm nhưng nhiều khách hàng vẫn lo sợ về phương pháp này vì xuất hiện một số lời đồn đại cho răng bọc răng sứ phải lấy tủy, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Sự thật thì bọc răng sứ có cần lấy thủy không? Việc lấy tủy răng có làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tủy răng là gì? Vai trò của tủy răng đối với hàm răng

Tủy răng là 1 trong những bộ phận của răng, cùng với ngà răng, chóp chân răng, hố rãnh, xương, dây chằng nha chu… tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh. 

Tủy răng là tổ chức liên kết đặc biệt, có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, nằm trong một hốc giữa ngà răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng.

Tủy răng có cấu trúc phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể, thay đổi theo từng độ tuổi, bao gồm động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các mao mạch bạch huyết của răng.

Ống tủy ở chân răng gồm những sợi mô rất nhỏ và mảnh, phân nhánh từ buồng tủy phía trên thân răng xuống đến chóp chân răng. Một răng có thể có từ 1 đến 4 ống tủy, (răng cửa có một ống tủy, răng cối nhỏ có 2 ống tủy, răng cối lớn có từ 3 đến 4 ống tủy).

Tủy răng có vai trò:

  • Cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có kích thích tác động lên răng như: ê buốt, nóng, lạnh, đau và cảm giác về lực tác động như: chấn thương hay răng bị sâu…
  • Cung cấp dưỡng chất, nuôi dưỡng ngà răng
  • Duy trì sự sống và quyết định sức khỏe của răng

Nếu răng bị chết tủy, không còn tủy để nuôi dưỡng thì chiếc răng đó sẽ mất đi cảm nhận và không còn phản ứng với những kích thích từ bên ngoài.

2. Bọc răng sứ có phải lấy tủy không?

Trường hợp bọc răng sứ không cần lấy tuỷ:

Không phải trường hợp bọc răng sứ nào cũng phải lấy tủy. Dưới đây là một số trường hợp không cần lấy tủy mà bạn có thể tham khảo:

  • Răng chỉ sâu nhẹ, không bị đau nhức, chưa ảnh hưởng đến tuỷ và đã được điều trị
  • Phục hình răng sứ cho răng: sâu, mẻ, vỡ lớn… chưa lộ tủy
  • Răng vàng ố, răng nhiễm màu kháng sinh
  • Răng hô vẩu mức độ nhẹ, răng thưa, khấp khểnh, chen chúc.

Tùy vào tình trạng, mức độ hư tổn của răng, bác sĩ sẽ chỉ định trường hợp răng của bạn có cần phải lấy tủy răng khi bọc răng sứ hay không. Nhưng trên phương châm là giữ lại tủy răng bằng mọi cách, chỉ những trường hợp bắt buộc mới phải rút tủy răng để bọc sứ.

Trường hợp nên lấy tuỷ trước khi bọc răng sứ

  • Răng sâu nặng dẫn đến bị viêm tuỷ

Răng bị sâu sẽ làm tổ chức răng bị phá huỷ, khiến các mô răng bị mất đi. Khi không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm tuỷ và đau nhức nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi tuỷ răng bị viêm lâu ngày sẽ gây nên áp xe ổ xương răng, làm răng răng thật bên trong bị hoại tử, ảnh hưởng đến các răng kế bên. Vì vậy, sẽ cần phải làm sạch tuỷ răng trước khi bọc răng sứ nếu bạn bị viêm tuỷ.

  • Răng bị chấn thương nặng

Nếu răng bị chấn thương nặng gây tác động đến tuỷ răng thì cần phải điều trị tuỷ răng triệt để trước khi bọc răng sứ.

3. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Lấy tủy răng có hại không? Có ảnh hưởng tới sức khỏe không? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi bắt buộc phải điều trị tủy. 

Trên thực tế, lấy tủy răng không nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đây còn là việc cần thiết để ngăn tình trạng viêm nhiễm lây lan, đảm bảo chức năng ăn nhai của răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Sau khi lấy tủy răng, bạn sẽ không có cảm giác đau đớn, kích ứng với đồ ăn nóng, lạnh nữa.

4. Quy trình bọc răng sứ cho răng lấy tủy

Quy trình lấy tủy và bọc sứ cho răng được tiến hành như sau:

Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X quang, đánh giá tình trạng răng như: lỗ sâu, buồng tủy, hệ thống ống tủy, tình trạng nhiễm trùng cuống răng, tình trạng xương giữ răng… sau đó xác định răng có cần thiết cần chữa tủy hay không. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho răng của bạn.

Bước 2: Trước khi thực hiện điều trị, bác sĩ sẽ gây tê để đảm bảo răng không bị đau khi thực hiện thủ thuật.

Trường hợp tủy đã chết lâu ngày, răng không còn cảm giác thì không cần gây tê.

Bước 3: Bác sĩ dùng dụng cụ Nha khoa, mở đường vào buồng tủy, rồi loại bỏ hết tủy viêm, làm sạch sẽ hệ thống ống tủy, sử dụng các dung dịch bơm rửa ống tủy để làm sạch được hiệu quả

Tùy vào tình trạng nhiễm trùng của răng, hệ thống ống phức tạp… thời gian lấy tủy có thể nhiều hơn 1 lần hẹn. 

Giữa các lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt thuốc sát trùng vào hệ thống ống tủy, sau đó răng sẽ được trám tạm lại để thức ăn không chui vào răng, gây nhiễm trùng răng.

Khi hoàn thiện bước lấy tủy, răng đã ổn định, bác sĩ sẽ thực bọc sứ cho răng lấy tủy

Bước 4: Bác sĩ vệ sinh răng miệng và mài răng theo tỷ lệ răng đã tính toán từ trước cho từng vị trí răng, đảm bảo hạn chế tối đa xâm lấn răng thật (không cần gây tê vì răng đã lấy tủy sẽ không có cảm giác đau). 

Bước 5: Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm và gửi tới phòng Labo các thông tin về răng như: màu sắc, kích thước… để nhân viên Labo thiết kế và chế tác răng sứ. 

Khách hàng sẽ được hẹn lịch quay lại phòng khám, để phục hình răng sứ sau 3 đến 5 ngày (tùy lịch hẹn của từng Nha khoa). Thời gian này, bạn sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ và ăn uống.

Bước 6: Khi làm xong răng sứ, bác sĩ sẽ phục hình răng lên cùi răng đã được mài, đảm bảo răng sứ và cùi răng gắn vừa khít, không bị vênh lệch và cố định bằng keo nha khoa rồi chiếu đèn laser để keo đông cứng lại.

Sau khi lắp xong mão sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra lại cường độ chịu lực của răng, hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng để răng sứ sử dụng được lâu dài.

Việc thăm khám để xác định có nên lấy tủy, điều trị tủy là một thao tác khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải khéo léo, tỉ mỉ, có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao giỏi. Đã có trường hợp bệnh nhân điều trị tủy tại những nha khoa thiếu uy tín, bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, khiến cho quá trình chữa tủy không chính xác, lấy tủy răng không sạch, gây ảnh hưởng đến các mô răng lành. Nếu rút tủy không hết, tủy viêm còn sót lại trong mô, còn khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn. Vì thế, bạn cần tìm cho mình một Nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn vững vàng để việc thăm khám và lấy tủy đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh câu hỏi bọc răng sứ có phải lấy tuỷ không, mọi người cũng quan tâm khá nhiều tới vấn đề mài răng khi bọc răng sứ, hãy cũng tìm hiểu tiếp qua bài viết sau: Mài răng bọc răng sứ có đau không?

BÀI VIẾT MỚI

DANH MỤC

DANH MỤC

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU