Hiện nay, bọc răng sứ là phương pháp khôi phục lại thẩm mỹ và chức năng răng hiệu quả, giúp răng tránh được những tác động gây tổn hại cho răng từ bên ngoài. Tuy nhiên, những người đang có nhu cầu làm răng sứ bằng phương pháp này vẫn còn băn khoăn liệu rằng bọc răng sứ có hại gì không. Vậy, bọc răng sứ có hại không? Đó là những tác hại gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Khi nào nên bọc răng sứ?
Theo các bác sĩ Nha khoa chuyên về răng sứ, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp Bọc răng sứ. Muốn thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân cần có sự thăm khám và chụp phim cụ thể để bác sĩ dựa vào mức độ khuyết điểm răng rồi mới đưa ra cách điều trị phì hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn nên bọc răng sứ khi răng gặp phải những vấn đề sau:
Trường hợp răng sâu:
Khi bị sâu răng, nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến các hậu quả: viêm tủy, hoại tử tủy, nhiễm trùng răng và các biến chứng khác.
- Nếu bị sâu răng ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ trám răng để ngăn vi khuẩn, hóa chất, nhiệt độ tấn công vào bên trong răng gây hại đến tủy.
- Với tình trạng răng sâu lớn thì trám răng thông thường sẽ không có tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, nếu răng vẫn chắc chắn thì có thể bọc răng sứ để ngăn chặn tình trạng sâu răng.
Trường hợp răng chết tủy:
Răng bị chết tuỷ thường giòn và dễ gãy nên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Việc bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng thật bên trong. Sau khi chữa xong tủy, bạn sẽ có hàm răng đều, đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Sau khi chữa tủy, răng sẽ rất yếu. Nếu không tiến hành bọc sứ sớm sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, hư tổn, gây ra hậu quả mất răng.
Trường hợp răng mọc không đều:
Với tình trạng các răng mọc lệch lạc nhẹ thì bọc răng sứ sẽ mang lại cho bạn một hàm răng đều, đẹp, giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với phương pháp niềng răng.
Còn với những răng hô, móm nguyên nhân từ răng thì bọc sứ có thể giải quyết được tình trạng này. Răng sứ thay thế răng cũ sẽ đảm bảo đúng khớp cắn, mang lại một hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn.
Trường hợp răng mọc thưa, hở kẽ lớn:
Việc sử dụng phương pháp trám răng ở tình trạng này sẽ không đem lại hiệu quả như ý muốn vì miếng trám có thể bị bong tróc trong quá trình ăn nhai hoặc bị nhiễm màu theo thời gian.
Lúc này, bạn có thể bọc sứ để che đi kẽ hở giữa các răng, hạn chế trở ngại trong vấn đề ăn uống.
Trường hợp răng bị nhiễm màu nặng:
Những người bị nghiện thuốc lá lâu ngày, ăn uống thực phẩm dễ nhiễm màu, vệ sinh răng kém hoặc người có răng bị nhiễm màu Tetracyclin… thì tẩy trắng răng thường sẽ không đem lại hiệu quả cao như mong muốn.
Đối với những trường hợp này, bọc răng sứ chính là giải pháp tối ưu, giúp mang đến cho bạn một hàm răng thẩm mỹ, tự nhiên.
2. Bọc răng sứ có hại không?
Bọc răng sứ chỉ tác động lên phía bên ngoài men răng, không gây ảnh hưởng tới cấu trúc răng cũng như các mô mềm bên trong khoang miệng. Vì vậy, việc bọc răng sứ sẽ không gây bất kỳ nguy hại nào cho người dùng.
Quy trình bọc răng sứ khi được thực hiện đúng tiêu chuẩn và ký thuật sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Cải thiện màu sắc răng được trắng sáng và đều hơn.
- Khôi phục và cải thiện chức năng ăn nhai.
- Răng sứ được làm từ chất liệu cao cấp nên độ bền rất cao, thậm chí có thể sử dụng vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách.
- Bảo vệ răng thật khỏi vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
3. Một số tác hại của việc bọc răng sứ không đúng cách
Dù sở hữu những ưu điểm nổi trội nhưng việc làm răng sứ vẫn có thể xảy ra những tác hại sau nếu như không được chăm sóc kỹ và đúng cách:
Bọc răng sứ bị ê buốt:
Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ buộc phải mài răng thật thành cùi răng để gắn mão sứ lên trên. Nếu mài không đúng tỷ lệ hay kỹ thuật mài răng kém, răng thật có thể bị ê buốt và đau nhức kéo dài khiến bạn khó chịu. Lúc này phải nhanh chóng chữa trị nếu không sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Bọc răng sứ bị hở:
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mão sứ chưa phù hợp với cùi răng thật, bác sĩ mài răng không đúng tỷ lệ nên làm cho mão sứ bị lệch khi gắn vào cùi răng thật hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
Khi răng sứ bị hở sẽ làm kẹt thức ăn vào khe hở răng khiến việc vệ sinh gặp khó khăn, từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nướu, sưng tấy kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng thật
Bọc răng sứ bị đau nhức:
Nếu trước khi bọc răng mà răng bị tổn thương, bác sĩ điều trị tủy không dứt điểm hoặc có bệnh lý răng miệng trước khi làm răng sứ mà không xử lý… sẽ khiến răng bị đau nhức kéo dài.
Bọc răng sứ bị hôi miệng:
Bọc răng sứ sẽ bị hôi miệng nếu kỹ thuật thực hiện của bác sĩ không tốt hoặc vi khuẩn tấn công vào trong những răng đã bị mài. Nhiều trường hợp không sớm khắc phục còn bị viêm nướu, viêm nha chu. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, khiến dịch chảy ra ở những túi mủ sẽ tạo ra mùi hôi miệng khó chịu hơn, răng thật cũng bị lung lay và thậm chí có thể bị mất răng.
Bọc răng sứ bị viêm nướu:
Nguyên nhân viêm nướu khi bọc sứ là do: bác sĩ mài răng không đúng tỉ lệ, gắn răng sứ sai kỹ thuật, vệ sinh vùng khoang miệng không sạch, làm cho ngà răng bị tổn thương,…
Biểu hiện của viêm lợi là: tấy đỏ, sưng ở vùng lợi, hoặc ở vị trí tiếp xúc giữa răng sứ với nướu, gây cảm giác đau đớn.
Từ những tác hại trên, bạn cần cân nhắc kỹ có nên làm răng sứ hay không. Chỉ nên làm răng sứ khi thật cần thiết và phải lựa chọn Nha khoa chất lượng, để kết quả được tốt nhất.
3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng khi bọc răng sứ?
Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền và thẩm mỹ của răng sứ là:
Loại răng thực hiện bọc sứ:
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại răng sứ khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu điểm và giá thành cũng khác nhau. Được chia là 2 loại chính là: răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.
Răng sứ kim loại: có khung sườn làm bằng hợp kim, bên ngoài được phủ sứ. Loại răng này có thể bị kích ứng đối với những người bị dị ứng kim loại và gây đen viền nướu khi sử dụng trong thời gian dài.
Răng sứ toàn sứ: được làm từ sứ nguyên chất 100 %, không bị lẫn tạp chất, đặc biệt an toàn với cơ thể.
Bác sĩ thực hiện:
Bác sĩ làm răng sứ cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu răng được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, mài răng đúng tỷ lệ sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Ngược lại, nếu bọc răng bởi bác sĩ có tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm sẽ gây ảnh hưởng đến răng thật, khiến răng bị yếu đi, có nguy cơ mất răng.
Quá trình thăm khám:
Giai đoạn kiểm tra, thăm khám ban đầu cũng rất quan trọng. Nếu bệnh nhân bị mắc phải bệnh lý răng miệng thì cần điều trị khỏi hoàn toàn rồi mới thực hiện bọc sứ để ngăn tình trạng bệnh có thể gây ảnh hưởng đến răng miệng.
Thao tác thực hiện:
Quá trình gắn răng sứ cũng cần được thực hiện chính xác, đúng thao tác vì nếu không sẽ làm sai lệch khớp cắn, gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai và khớp thái dương hàm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Các trang thiết bị hiện đại sẽ là trợ thủ đắc lực cho các ca bọc răng sứ được thực hiện thành công. Nếu các trang thiết bị, dụng cụ nha khoa không được vô trùng, khử khuẩn thì tình trạng lây nhiễm chéo từ người này sang người khác rất cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể cũng như kết quả bọc răng sứ. Vì thế, quá trình bọc sứ nên được thực hiện bởi các kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất đạt chất lượng tốt.
Bọc răng sứ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn với điều kiện bạn phải được thực hiện bởi bác sĩ nhiều kinh nghiệm, máy móc thiết bị hiện đại, loại răng sứ rõ ràng nguồn gốc xuất xứ. Vì thế, bạn hãy chọn cho mình một Nha khoa uy tín, chuyên về thẩm mỹ răng để quá trình bọc răng đảm bảo an toàn và hiệu quả sau khi bọc răng.
Tham khảo thêm bài viết: Bọc răng sứ có phải lấy tủy không?