Hiện nay, với sự phát triển của y khoa, kỹ thuật, công nghệ thẩm mỹ răng sứ cũng ngày một hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người đang tìm hiểu về phương pháp này vẫn còn cảm thấy lo lắng về vấn đề bọc răng sứ có đau không?
Vậy, mài răng bọc sứ có đau không? Răng sứ nên bọc trong những tình huống nào? Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn như vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!
1. Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng phổ biến hiện nay, áp dụng với những trường hợp răng bị sứt mẻ, thưa, gãy vỡ, hô vẩu, răng móm, răng mọc lệch lạc, răng sâu, viêm tủy, mòn men răng, lệch khớp cắn nhẹ hoặc răng bị nhiễm màu nhưng tẩy trắng không hiệu quả.
Bọc sứ thực hiện bằng cách mài đi một lớp men răng để làm cùi trụ, sau đó sử dụng một mão sứ có hình dáng và màu sắc như răng thật lắp lên trên sao cho mão sứ và cùi răng khít với nhau, nhờ đó giúp bảo vệ răng thật, cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng.
2. Những trường hợp nào nên bọc răng sứ?
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bọc răng sứ, khi răng gặp phải những vấn đề sau:
Bọc răng sứ cho răng bị nhiễm màu nặng
Đối với một số trường hợp răng bị nhiễm màu như:
- Người nghiện thuốc lá lâu ngày khiến răng bị ố vàng.
- Trong quá trình mang thai người mẹ uống nhiều thuốc Tetracycline hoặc các thuốc kháng sinh cùng nhóm với Tetracycline ảnh hưởng đến răng của thai nhi, khiến răng bị nhiễm màu.
- Trẻ dưới 8 tuổi sử dụng Tetracycline cũng có nguy cơ răng bị nhiễm màu kháng sinh.
Với những trường hợp răng nhiễm màu trên thì phương pháp tẩy trắng răng sẽ không thể cải thiện hoàn toàn nên việc bọc răng sẽ là giải pháp tối ưu để bạn có được một hàm răng trắng đẹp.
Bọc sứ cho răng bị mẻ, vỡ
Áp dụng với những trường hợp răng sứt mẻ do cắn, xé đồ ăn cứng, va chạm do chấn thương hoặc do thiếu canxi… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ hàm răng và sức khỏe răng miệng. Lúc này, bọc răng sứ sẽ khắc phục lại hình thái cho răng.
Bọc răng sứ cho răng bị hư, chết tủy
Với những răng đã bị chết tủy làm răng bị giòn, dễ gãy thì bọc răng sứ sẽ tạo lớp sứ bao bọc bên ngoài, bảo vệ răng thật bên trong sau khi đã chữa tủy răng.
Đây là một trong những phương pháp áp dụng điều trị cho trường hợp răng hô vẩu nhẹ. Chỉ cần mài lớp răng bên ngoài rồi lắp răng sứ lên cho đều với các răng còn lại.
So với niềng răng thì thời gian thực hiện bọc sứ nhanh hơn, chỉ mất 2 đến 3 ngày là đã sở hữu hàm răng đều và thẩm mỹ.
Bọc sứ cho răng bị thưa, hở kẽ
Những răng bị thưa nhiều, không thể trám để khắc phục khoảng hở giữa 2 răng do khoảng cách quá lớn. Hơn nữa, miếng trám cũng rất dễ bong tróc ra ngoài nếu sử dụng lực cắn mạnh. Vì thế giải pháp bọc răng sứ sẽ giúp giải quyết trường hợp răng thưa hiệu quả.
Bọc răng sứ cho răng bị mất
Phục hồi răng bị mất bằng cách làm cầu răng sứ sẽ giúp khôi phục chức năng ăn nhai tốt như răng thật; đồng thời che lấp đi khoảng trống mất răng, tăng tính thẩm mỹ của hàm răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp cấy ghép Implant để thay thế cho răng thật bị mất.
3. Bọc răng sứ có đau không?
Về cơ bản, bọc răng sứ không gây đau nhức như chúng ta nghĩ, nhưng trong quá trình phục hồi có thể sẽ gây ra một số biến chứng vì các nguyên nhân sau: kinh nghiệm của các bác sĩ chưa nhiều, mài răng sai cách làm ảnh hưởng đến tuỷ răng, bọc sứ không đúng kỹ thuật dẫn đến hiện tượng răng bị cộm, khó chịu, không điều trị dứt điểm tuỷ răng.
Ngoài những ưu điểm mà răng sứ mang lại thì vấn đề đau khi mài răng cũng khiến không ít khách hàng lo lắng khi đang có nhu cầu lựa chọn giải pháp này để thẩm mỹ cho nụ cười của mình.
Những băn khoăn này là hoàn toàn chính đáng vì khi bọc sứ, bác sĩ sẽ phải mài cùi răng thật để tạo trụ, giúp mão răng sứ chụp vào vừa khít với răng thật, không bị chênh lệch, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Trước khi thực hiện mài cùi, bác sĩ sẽ gây tê để bạn không có cảm giác đau đớn trong quá trình mài. Sau khi hết thuốc tê, tùy vào cơ địa từng người sẽ có một chút khó chịu nhưng sẽ hết dần trong 1 đến 2 ngày.
Phương pháp bọc sứ đòi hỏi cao cả về kỹ thuật, công nghệ và tay nghề của bác sĩ để đảm bảo kết quả thẩm mỹ và phục hồi răng tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu sau khi bọc răng bị đau nhức có thể là do những nguyên nhân dưới đây:
- Răng sứ bị đau sau khi bọc có thể do nướu răng chưa kịp thích nghi vì sau khi mài răng, lắp mão răng sứ, nướu sẽ nhạy cảm hơn và có thể bị đau nhức. Bạn sẽ mất khoảng 3 đến 5 ngày để nướu thích ứng, lúc này cơn đau sẽ dần tan đi.
- Trường hợp phải điều trị tủy trước khi bọc răng, bác sĩ cần loại bỏ hết mô và tủy bị nhiễm trùng. Nếu không lấy hết tủy, còn sót lại phần tủy bị nhiễm khuẩn thì sau khi bọc răng, răng sứ sẽ bị ê buốt, đau nhức kéo dài.
- Nếu bác sĩ tính toán tỷ lệ mài răng chưa đúng, hoặc thao tác mài không chuẩn xác khiến răng bị mài quá nhiều, làm lộ ngà răng cũng gây nên hiện tượng đau buốt khi bọc răng sứ.
- Lắp răng sứ bị sai lệch so với răng đối diện, khiến lực ăn nhai bị dồn lên thân răng, tăng áp lực lên chân răng thật cũng là nguyên nhân gây đau khi ăn nhai.
- Thói quen nghiến răng sẽ làm các răng đối diện tác động mạnh và liên tục lên hàm răng sứ, khiến răng phải chịu áp lực lớn nên bạn sẽ cảm thấy ê và đau nhức sau mỗi lần nghiến răng (sau khi ngủ dậy).
- Trường hợp keo dán răng sứ chưa được đông cứng, bị rò rỉ ra bên ngoài, cũng khiến răng bị ê buốt, nghiêm trọng hơn là răng sứ sẽ bị bung ra.
- Nếu bọc răng bằng chất liệu sứ không tốt, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo về tính dẫn nhiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến cùi răng thật, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Trước khi bọc sứ, bác sĩ không vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng, không điều trị các bệnh lý… cũng là nguyên nhân khiến răng sứ bị cộm, gây khó chịu cho bệnh nhân sau khi làm răng.
4. Cách hạn chế đau nhức sau khi bọc răng sứ
Nếu sau khi bọc răng sứ mà bạn cảm thấy đau nhức thì nên lưu ý một số điều sau:
Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay những cách giảm đau nhức răng truyền miệng vì rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nên tìm đến bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt hay nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và kiểm tra, từ đó tìm ra nguyên nhân gây đau và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Nếu nguyên nhân do chưa điều trị tủy thì nha sĩ sẽ tháo răng sứ hiện tại, điều trị tủy trước để không gây ê buốt. Sau đó sẽ phục hình răng sứ lại.
- Nếu cộm, cấn do răng không ôm sát cùi răng, trục răng lệch lạc… thì bác sĩ sẽ phải gỡ ra và làm lại răng sứ khác. Khi răng sứ đã được gắn chuẩn xác, bác sĩ sẽ kiểm tra lại kỹ lưỡng khớp cắn để đảm bảo khách hàng không còn đau khi ăn nhai hay sinh hoạt hàng ngày.
5. Chi phí bọc răng sứ bao nhiêu?
Giá trồng răng sứ cũng là vấn đề đang được nhiều khách hàng quan tâm. Hiện nay, mỗi Nha khoa sẽ có một bảng giá răng sứ riêng với nhiều mức giá khác nhau nhưng không chênh lệch quá nhiều.
Giá răng sẽ phụ thuộc vào loại răng mà bạn lựa chọn nhân với số lượng răng cần phục hình. Bạn có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp, tùy vào điều kiện kinh tế và tình trạng răng miệng của mình.
Bạn có thể tham khảo giá bọc răng sứ qua bảng sau:
BẢNG GIÁ RĂNG SỨ | ||
TÊN DÒNG SỨ | ĐƠN VỊ | GIÁ THÀNH |
Răng sứ kim loại thường | Răng | 1,000,000 – 2,000,000 VND |
Răng sứ Titan | Răng | 2,000,000 – 3,000,000 VND |
Venus | Răng | 3,000,000 – 4,000,000 VND |
Zirconia | Răng | 4,500,000 – 6,000,000 VND |
Cercon Zirconia/ HT | Răng | 5,000,000 – 6,000,000 VND |
Ceramill | Răng | 6,000,000 – 7,500,000 VND |
Emax Press/ Zirconia | Răng | 5,000,000 – 8,000,000 VND |
Để đạt kết quả phục hình răng như mong muốn, bạn hãy chọn địa chỉ Nha khoa phục hình răng uy tín, đáp ứng những tiêu chí về: đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, nguồn gốc, xuất xứ răng sứ… để đảm bảo quá trình phục hình, thẩm mỹ răng chất lượng, an toàn, không đau nhức và đạt yêu cầu về thẩm mỹ của mình nhé!
Ngoài những lợi ích mà bọc răng sứ mang lại thì tác hại của bọc răng cũng là vấn đề nhiều người quan tâm khi đang có nhu cầu thực hiện phương pháp này. Để tìm hiểu về tác hại răng sứ, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bọc răng sứ có hại không?