Răng số 6 đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính của hàm răng. Khi mất răng số 6, khả năng ăn nhai sẽ gặp nhiều khó khăn, đồng thời gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Vị trí và vai trò của răng số 6 là gì?
Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm, mọc vào thời điểm chúng ta được khoảng 6 – 7 tuổi. Răng cấm không như những chiếc răng khác, không trải qua quá trình thay răng sữa mà chỉ mọc 1 lần duy nhất.
Một người trưởng thành thông thường sẽ có khoảng 32 chiếc răng (tính cả răng khôn), trong đó có 4 chiếc răng hàm số 6 được chia đều cho hai bên của hàm trên và hàm dưới.
Xét từ răng cửa đi vào thì răng hàm số 6 nằm ở số thứ tự thứ 6, giữa răng hàm nhỏ số 5 và răng hàm lớn số 7.
Vai trò của răng hàm số 6:
Răng hàm số 6 cùng với răng hàm số 7 giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày, gián tiếp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
Hơn nữa, răng số 6 còn có mối liên quan mật thiết với xoang hàm nên nếu mất răng số 6 sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động của hàm.
2. Nguyên nhân gây mất răng số 6
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mất răng số 6:
- Sâu răng
Răng số 6 mọc khá sớm từ 6 – 7 tuổi mà độ tuổi này thường chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách nên rất dễ bị sâu răng.
Khi răng bị sâu mà không được phát hiện kịp thời để điều trị thì tình trạng sẽ ngày càng nặng, răng dần bị ăn mòn và men răng bị phá hủy. Từ đó khiến răng bị hư hỏng dần từ mặt nhai tới mặt bên và các hố rãnh giải phẫu.
- Viêm quanh răng
Viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh răng, tiêu xương quanh răng… cũng là nguyên nhân gây mất răng số 6. Bởi khi răng mắc phải những bệnh lý này, răng sẽ dần suy yếu và lung lay dữ dội nên buộc phải loại bỏ để tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan sang vùng răng khác.
- Tác động gãy, vỡ răng
Một số tác động cơ học như chấn thương do vận động, va đập mạnh, tai nạn hoặc cắn phải vật quá cứng… có thể sẽ làm nứt, gãy thân răng. Khi răng bị nứt vi khuẩn sẽ tấn công men răng, tủy răng dẫn đến mất răng số 6.
3. Mất răng số 6 để lại những hậu quả gì?
Răng số 6 đảm nhận vai trò ăn nhai chủ lực cũng như có mối quan hệ mật thiết với dây thần kinh ở xoang hàm. Vậy nên, mất răng sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như sau:
- Ăn nhai khó khăn
Vai trò chính của răng số 6 là ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Vì thế, nếu mất chiếc răng này, việc ăn nhai sẽ gặp nhiều khó khăn, khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ nên dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Lâu dần dễ mắc các bệnh về tiêu hóa.
- Tiêu xương hàm, lão hóa sớm
Tiêu xương hàm là hậu quả mất răng số 6 nghiêm trọng nhất. Tình trạng tiêu xương xảy ra do mất lực nhai kích thích xương phát triển, thường diễn ra vào khoảng sau 3 tháng mất răng. Thời gian đầu, bạn sẽ không nhận thấy được cho đến khi tiêu xương nghiêm trọng, làm lợi tụt xuống, phần da ở vùng mất răng bị lão hóa, chảy xệ và nhăn nheo, khiến gương mặt trông già hơn so với tuổi.
- Xô lệch các răng
Khi răng số 6 mất đi sẽ tạo ra 1 khoảng trống trên khuôn hàm, khiến các răng khác có xu hướng đổ về vị trí trống đó. Về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn và đau mỏi hàm thường xuyên.
Những hậu quả mất răng số 6 ở trên sẽ xảy ra nếu tình trạng mất răng kéo dài và chưa tìm phương án điều trị. Chính vì vậy, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát, khi bị mất răng số 6 bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để phục hình càng sớm càng tốt.
4. Mất răng số 6 có niềng răng được không?
Nhiều người khi mất răng số 6 thắc mắc rằng không biết niềng răng có thể lấp khoảng trống đó được không? Thực tế là trong vài trường hợp mất răng 6 có thể áp dụng niềng răng để khắc phục để kéo các răng đều lại, che lấp đi khoảng trống mất răng.
Tuy nhiên, không phải tình trạng nào cũng có thể niềng răng được. Nếu mất răng tạo khoảng trống quá lớn, niềng răng sẽ không thể kéo các răng lại đều và đẹp được. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phục hình khác là cầu răng sứ hoặc Implant.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện chụp phim CT để xác định chính xác tình trạng mất răng của bệnh nhân để xem xét có niềng răng được không. Nếu có bác sĩ sẽ tư vấn loại hình niềng răng phù hợp cũng như thông báo về lộ trình niềng răng cho bạn.
5. Cách khắc phục mất răng số 6
Nếu mất răng số 6 lâu năm và khoảng trống mất răng quá lớn thì việc làm răng giả là rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo 1 trong 2 phương pháp phục hình răng giả phổ biến dưới đây:
Phục hình bằng cầu răng sứ
Cầu răng sứ là giải pháp sử dụng 2 chiếc răng bên cạnh răng mất làm trụ cầu. Hai chiếc răng này sẽ được mài bớt cấu trúc, sau đó 1 dãy các răng sứ được chế tác như răng thật với phần lõi rỗng sẽ được gắn cố định lên trụ cầu bằng chất gắn chuyên dụng.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ 3 – 5 ngày sau 2 lần hẹn
- Chi phí tương đối
Nhược điểm:
- Thời hạn sử dụng không quá cao nên phải làm lại nhiều lần
- Cầu sứ chỉ phục hình được thân răng, không có chân răng nên không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, lão hóa sớm.
Phục hình trồng răng Implant
Cấy ghép Implant là giải pháp phục hình răng mất tối ưu nhất hiện nay. Cắm Implant được thực hiện bằng cách sử dụng trụ Titanium vào trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi trụ và xương hàm tích hợp, một mão sứ được chế tác công phu sẽ được đặt bên trên thông qua khớp nối Abutment.
Ưu điểm:
- Khả năng ăn nhai như răng thật vì có chân răng nhân tạo chắc chắn
- Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, lão hóa sớm khuôn mặt
- Thẩm mỹ cao
- Tuổi thọ dài lâu, có thể lên đến suốt đời nếu chăm sóc kỹ càng
Nhược điểm:
- Thời gian phục hình kéo dài 3 – 6 tháng
- Chi phí cao tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội mà Implant mang lại thì mức phí này hoàn toàn xứng đáng
- Yêu cầu bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để tránh xảy ra biến chứng
Như vậy, hậu quả của mất răng số 6 lâu năm rất lớn, không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nên, khi gặp phải tình trạng mất răng, dù là răng nào bạn cũng nên tìm cách khắc phục để tránh những hệ lụy tiêu cực.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp một số thông tin cần thiết cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với nha khoa Westway, đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
>>> Đọc thêm bài viết khác Mất răng số 7 phải làm sao? Có niềng răng hay trồng lại được không?